Đến từ Chicago, nhóm bạn trẻ người Mỹ từ trái qua phải: Dave Mucci, Juan Francisco, Catherine Pham, Laura Heinrich và Chris Force đã gọi hành trình với xe Ducati của mình tại Việt Nam là HiLo Project.Qua hình trình, họ đã được gặp gỡ nhiều người bạn mới người Việt, đồng thời trải nghiệm một cách đầy đủ và chân thực về cuộc sống và con người Việt Nam.Theo Chris Force, lý do khiến họ chọn Việt Nam làm điểm đến là bởi vì đây là một cơ hội hiếm có trong đời, đồng thời đây cũng là một chuyến đi quan trọng đối với Catherine Pham - một cô gái gốc Việt nhưng sinh ra và lớn lên ở Mỹ.Chris cho biết, ý nghĩa đằng sau tên gọi HiLo Project của chuyến đi đó là vì họ được sử dụng những chiếc Ducati được coi là đắt tiền tại Việt Nam (HIgh), nhưng muốn trải nghiệm những khía cạnh truyền thống và dân dã của văn hóa Việt Nam (LOw).Khi được hỏi về cảm giác khi đi cùng với các biker Việt Nam trên hành trình, Chris đánh giá cao sự chào đón nồng nhiệt của các biker Việt. Tuy nhiên anh cũng "phê bình" những biker Việt chạy khá nhanh.Qua chuyến đi, Chris và những người bạn cũng đã có những so sánh khá thú vị về văn hoá mô-tô tại Mỹ và Việt Nam. Theo anh ở Mỹ, giá xe PKL khá rẻ, chính vì vậy các biker có thể dễ dàng mua xe hơn.Ngoài ra, nhiều người còn có thể tự sửa hoặc "dựng" một chiếc mô-tô tại garage gia đình. Trong khi đó, do giá xe ở VN rất cao nên các biker Việt đa số là những người có điều kiện. Bản thân cách ăn mặc của các biker tại Việt Nam cũng phản ánh rất rõ điều này khi nhiều người đeo ba lô Louis Vuitton và đồng hồ Rolex khi lái mô tô.Chris nhận xét rằng xe cổ và mô-tô độ không phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, tinh thần đồng đội và sự thân thiện của các biker Việt cũng giống những biker ở Mỹ. Khi chạy trên đường, các biker Việt Nam cũng để mắt đến người khác và đảm bảo ai cũng vui.Khi được hỏi về văn hoá mô-tô ở Việt Nam, Chris cho rằng hiện vẫn là thời điểm quá sớm để nhận xét vì số người sở hữu xe PKL còn rất ít. Tuy nhiên bù lại, Việt Nam lại có văn hoá xe máy đặc trưng.Chris đánh giá rằng văn hoá xe máy ở Việt Nam gắn liền với sự thực dụng. Mọi việc xảy ra trên đường đều có khả năng liên quan đến xe máy vì tại Việt Nam, ai cũng lái xe máy, từ đàn ông, phụ nữ, người trẻ đến ông bà già.Với tốc độ phát triển của đất nước Việt Nam, Chris tin rằng mô-tô sẽ xâm nhập dễ dàng vào văn hoá người Việt, tương tự như xe SUV của người Mỹ.Khi được hỏi về lời khuyên dành cho những người đang có ý định xuyên Việt, Chris cho rằng việc xuyên Việt chỉ dành cho những biker kinh nghiệm xử lý các tình huống trên đường, do địa hình và giao thông ở Việt Nam khá phức tạp.Chris nhận xét rằng hành trình của nhóm đã diễn ra suôn sẻ một phần lớn nhờ các câu lạc bộ PKL tại các địa phương "hộ tống", đồng thời có cả các bác sĩ và thợ sửa chữa đi cùng. Tuy nhiên những du khách đi lẻ cần lưu ý cẩn trọng, vì họ không có những sự hỗ trợ này như nhóm của Chris.
Đến từ Chicago, nhóm bạn trẻ người Mỹ từ trái qua phải: Dave Mucci, Juan Francisco, Catherine Pham, Laura Heinrich và Chris Force đã gọi hành trình với xe Ducati của mình tại Việt Nam là HiLo Project.
Qua hình trình, họ đã được gặp gỡ nhiều người bạn mới người Việt, đồng thời trải nghiệm một cách đầy đủ và chân thực về cuộc sống và con người Việt Nam.
Theo Chris Force, lý do khiến họ chọn Việt Nam làm điểm đến là bởi vì đây là một cơ hội hiếm có trong đời, đồng thời đây cũng là một chuyến đi quan trọng đối với Catherine Pham - một cô gái gốc Việt nhưng sinh ra và lớn lên ở Mỹ.
Chris cho biết, ý nghĩa đằng sau tên gọi HiLo Project của chuyến đi đó là vì họ được sử dụng những chiếc Ducati được coi là đắt tiền tại Việt Nam (HIgh), nhưng muốn trải nghiệm những khía cạnh truyền thống và dân dã của văn hóa Việt Nam (LOw).
Khi được hỏi về cảm giác khi đi cùng với các biker Việt Nam trên hành trình, Chris đánh giá cao sự chào đón nồng nhiệt của các biker Việt. Tuy nhiên anh cũng "phê bình" những biker Việt chạy khá nhanh.
Qua chuyến đi, Chris và những người bạn cũng đã có những so sánh khá thú vị về văn hoá mô-tô tại Mỹ và Việt Nam. Theo anh ở Mỹ, giá xe PKL khá rẻ, chính vì vậy các biker có thể dễ dàng mua xe hơn.
Ngoài ra, nhiều người còn có thể tự sửa hoặc "dựng" một chiếc mô-tô tại garage gia đình. Trong khi đó, do giá xe ở VN rất cao nên các biker Việt đa số là những người có điều kiện. Bản thân cách ăn mặc của các biker tại Việt Nam cũng phản ánh rất rõ điều này khi nhiều người đeo ba lô Louis Vuitton và đồng hồ Rolex khi lái mô tô.
Chris nhận xét rằng xe cổ và mô-tô độ không phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, tinh thần đồng đội và sự thân thiện của các biker Việt cũng giống những biker ở Mỹ. Khi chạy trên đường, các biker Việt Nam cũng để mắt đến người khác và đảm bảo ai cũng vui.
Khi được hỏi về văn hoá mô-tô ở Việt Nam, Chris cho rằng hiện vẫn là thời điểm quá sớm để nhận xét vì số người sở hữu xe PKL còn rất ít. Tuy nhiên bù lại, Việt Nam lại có văn hoá xe máy đặc trưng.
Chris đánh giá rằng văn hoá xe máy ở Việt Nam gắn liền với sự thực dụng. Mọi việc xảy ra trên đường đều có khả năng liên quan đến xe máy vì tại Việt Nam, ai cũng lái xe máy, từ đàn ông, phụ nữ, người trẻ đến ông bà già.
Với tốc độ phát triển của đất nước Việt Nam, Chris tin rằng mô-tô sẽ xâm nhập dễ dàng vào văn hoá người Việt, tương tự như xe SUV của người Mỹ.
Khi được hỏi về lời khuyên dành cho những người đang có ý định xuyên Việt, Chris cho rằng việc xuyên Việt chỉ dành cho những biker kinh nghiệm xử lý các tình huống trên đường, do địa hình và giao thông ở Việt Nam khá phức tạp.
Chris nhận xét rằng hành trình của nhóm đã diễn ra suôn sẻ một phần lớn nhờ các câu lạc bộ PKL tại các địa phương "hộ tống", đồng thời có cả các bác sĩ và thợ sửa chữa đi cùng. Tuy nhiên những du khách đi lẻ cần lưu ý cẩn trọng, vì họ không có những sự hỗ trợ này như nhóm của Chris.