Trong thập niên 80, Yamaha mới là hãng tiên phong nổ "phát súng" khai màn cuộc chiến môtô phân khối lớn động cơ nạp khí cưỡng bức với chiếc XJ650 Turbo 1982, sử dụng máy có tăng áp. Dù chỉ có dung tích máy 650 cc nhưng do được trang bị một bộ tăng áp, chiếc xe có thể đạt công suất lên tới 90 mã lực.Tuy mạnh mẽ nhưng với phanh đùm phía sau và hệ truyền động bằng trục các-đăng, XJ650 Turbo giống một chiếc xe sport touring hơn là sportbike. Cùng với khả năng điều khiển kém, chế hòa khí tồi và hiện tượng turbo lag thường xuyên xảy ra, XJ650 Turbo đã bị chấm dứt sản xuất chỉ sau 2 năm.Honda cũng nhảy vào "cuộc chơi" động cơ tăng áp với chiếc X500 Turbo năm 1982 và sau này là CX650 Turbo. Nền tảng động cơ của chiếc xe đó là động cơ V-Twin đặt ngang nổi tiếng của chiếc CX500, nhưng được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử PGM-FI và kèm theo một tăng áp với áp suất 19 psi, đme tới công suất 83 mã lực.Ngay cả với trình độ kỹ thuật của mình, Honda cũng không thể khắc phục triệt để tình trạng turbo lag. Chính vì vậy vào năm 1983, hãng đã tung ra chiếc CX650 Turbo để "chữa lỗi" với áp suất tăng áp giảm xuống và dung tích động cơ tăng lên thành 674 cc, đạt công suất hơn 100 mã lực. Tuy nhiên do có giá thành sản xuất cao, Honda cũng đã "khai tử" chiếc xe vào năm 1983.Cũng được sản xuất vào năm 1983, Suzuki XN95 đã bị các đối thủ từ Honda và Yamaha làm "lu mờ" tới nỗi tới ngày nay rất ít người biết tới nó. Thay vì tập trung vào động cơ tăng áp, Suzuki đã chú trọng tới khung của xe trước, khiến XN95 có khả năng điều khiển vượt trội hơn rất nhiều so với Yamaha XJ650 Turbo.Động cơ tăng áp của XN85 có công suất tối đa 85 mã lực, và nó cũng là một trong những chiếc xe Suzuki đầu tiên có hệ thống làm mát tiên tiến SACS. Giống như các đối thủ, do có chi phí sản xuất cao và kết cấu phức tạp nên Suzuki cũng không đạt doanh số tốt với XN85 và buộc phải "khai tử" nó 5 năm sau.Khi ra mắt vào năm 1984, Kawasaki GPz750 Turbo cũng đạt được tầm ảnh hưởng lớn tương đương với chiếc H2 hiện tại của hãng, khi là chiếc môtô có động cơ tăng áp mạnh nhất Thế giới, với hiệu năng ngang với những superbike 1000 cc dù có dung tích nhỏ hơn.Động cơ 738 cc tăng áp 4 xi-lanh của GPz750 Turbo có công suất lên tới 112 mã lực, khiến nó mạnh hơn cả chiếc GPz1100 với máy lớn hơn. Mặc dù thành công hơn các đối thủ nhưng do công nghệ chế tạo chassis chưa phát triển trong thập niên 80, trọng lượng nặng và chi phí sản xuát cao, Kawasaki cũng đã ngừng sản xuất chiếc xe vào năm 1985.30 năm kể từ khi Kawasaki ngừng sản xuất GPz750 Turbo, hãng lại tái khởi động "cuộc chơi" môtô với động cơ nạp khí cưỡng bức với chiếc H2, lần này sử dụng bộ siêu nạp supercharger thay vì tăng áp. Với công nghệ hiện đại của Thế kỷ 21, hãng đã có thể tạo ra một chiếc môtô siêu mạnh, nhưng vẫn có hiệu năng cao và khá dễ điều khiển.Khối động cơ 998 cc 4 xi-lanh thẳng hàng của H2 được trang bị một bộ siêu nạp do Kawasaki tự thiết kế, giúp chiếc xe có thể đạt công suất tối đa lên tới 210 mã lực. Thậm chí trên phiên bản "chạy sân" H2R, công suất của xe còn có thể được nâng lên tối đa 326 mã lực, giúp nó trở thành chiếc môtô sản xuất hàng loạt nhanh nhất Thế giới khi đạt tốc độ tối đa lên tới 340 km/h.
Trong thập niên 80, Yamaha mới là hãng tiên phong nổ "phát súng" khai màn cuộc chiến môtô phân khối lớn động cơ nạp khí cưỡng bức với chiếc XJ650 Turbo 1982, sử dụng máy có tăng áp. Dù chỉ có dung tích máy 650 cc nhưng do được trang bị một bộ tăng áp, chiếc xe có thể đạt công suất lên tới 90 mã lực.
Tuy mạnh mẽ nhưng với phanh đùm phía sau và hệ truyền động bằng trục các-đăng, XJ650 Turbo giống một chiếc xe sport touring hơn là sportbike. Cùng với khả năng điều khiển kém, chế hòa khí tồi và hiện tượng turbo lag thường xuyên xảy ra, XJ650 Turbo đã bị chấm dứt sản xuất chỉ sau 2 năm.
Honda cũng nhảy vào "cuộc chơi" động cơ tăng áp với chiếc X500 Turbo năm 1982 và sau này là CX650 Turbo. Nền tảng động cơ của chiếc xe đó là động cơ V-Twin đặt ngang nổi tiếng của chiếc CX500, nhưng được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử PGM-FI và kèm theo một tăng áp với áp suất 19 psi, đme tới công suất 83 mã lực.
Ngay cả với trình độ kỹ thuật của mình, Honda cũng không thể khắc phục triệt để tình trạng turbo lag. Chính vì vậy vào năm 1983, hãng đã tung ra chiếc CX650 Turbo để "chữa lỗi" với áp suất tăng áp giảm xuống và dung tích động cơ tăng lên thành 674 cc, đạt công suất hơn 100 mã lực. Tuy nhiên do có giá thành sản xuất cao, Honda cũng đã "khai tử" chiếc xe vào năm 1983.
Cũng được sản xuất vào năm 1983, Suzuki XN95 đã bị các đối thủ từ Honda và Yamaha làm "lu mờ" tới nỗi tới ngày nay rất ít người biết tới nó. Thay vì tập trung vào động cơ tăng áp, Suzuki đã chú trọng tới khung của xe trước, khiến XN95 có khả năng điều khiển vượt trội hơn rất nhiều so với Yamaha XJ650 Turbo.
Động cơ tăng áp của XN85 có công suất tối đa 85 mã lực, và nó cũng là một trong những chiếc xe Suzuki đầu tiên có hệ thống làm mát tiên tiến SACS. Giống như các đối thủ, do có chi phí sản xuất cao và kết cấu phức tạp nên Suzuki cũng không đạt doanh số tốt với XN85 và buộc phải "khai tử" nó 5 năm sau.
Khi ra mắt vào năm 1984, Kawasaki GPz750 Turbo cũng đạt được tầm ảnh hưởng lớn tương đương với chiếc H2 hiện tại của hãng, khi là chiếc môtô có động cơ tăng áp mạnh nhất Thế giới, với hiệu năng ngang với những superbike 1000 cc dù có dung tích nhỏ hơn.
Động cơ 738 cc tăng áp 4 xi-lanh của GPz750 Turbo có công suất lên tới 112 mã lực, khiến nó mạnh hơn cả chiếc GPz1100 với máy lớn hơn. Mặc dù thành công hơn các đối thủ nhưng do công nghệ chế tạo chassis chưa phát triển trong thập niên 80, trọng lượng nặng và chi phí sản xuát cao, Kawasaki cũng đã ngừng sản xuất chiếc xe vào năm 1985.
30 năm kể từ khi Kawasaki ngừng sản xuất GPz750 Turbo, hãng lại tái khởi động "cuộc chơi" môtô với động cơ nạp khí cưỡng bức với chiếc H2, lần này sử dụng bộ siêu nạp supercharger thay vì tăng áp. Với công nghệ hiện đại của Thế kỷ 21, hãng đã có thể tạo ra một chiếc môtô siêu mạnh, nhưng vẫn có hiệu năng cao và khá dễ điều khiển.
Khối động cơ 998 cc 4 xi-lanh thẳng hàng của H2 được trang bị một bộ siêu nạp do Kawasaki tự thiết kế, giúp chiếc xe có thể đạt công suất tối đa lên tới 210 mã lực. Thậm chí trên phiên bản "chạy sân" H2R, công suất của xe còn có thể được nâng lên tối đa 326 mã lực, giúp nó trở thành chiếc môtô sản xuất hàng loạt nhanh nhất Thế giới khi đạt tốc độ tối đa lên tới 340 km/h.