Vụ thảm kịch MH17: Cơ hội vàng cho liên minh Trung-Nga

Google News

(Kiến Thức) - Vụ máy bay MH17 rơi đã tạo ra “cơ hội vàng” cho Trung Quốc lại gần với Nga hơn, và qua đó hình thành liên minh giữa hai nước.

Các câu hỏi nghi vấn đặt ra xung quanh vụ bắn hạ máy bay Malaysia (như phe nổi dậy thân Nga hay lực lượng chính phủ Ukraine đã bắn hạ MH17? hoặc có thể đạt được một kết luận cuối cùng mà tất cả các bên chấp nhận được?) đã vô tình biến khả năng liên minh Nga-Trung dần trở thành hiện thực.
Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm thi thể nạn nhân vụ thảm kịch máy bay MH17.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu được xu hướng cũng như kết quả trong ván cờ của Nga với các nước phương Tây. Rõ ràng, Mỹ và châu Âu đang tìm mọi cách để đưa Ukraine “thoát” ra khỏi “vòng kim cô” của Nga và đưa ra các biện pháp trừng phạt hoặc thậm chí tạo áp lực bằng việc thực hiện các cuộc diễn tập quân sự lên Nga. Tuy nhiên, thực tế, có một điều rõ ràng rằng, Ukraine không phải là thành viên của khối liên minh quân sự NATO. Thêm vào đó, Moscow cũng thay đổi chính sách “Không tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân”. Với các sự thật như trên, dường như các hoạt động quân sự của Mỹ và châu Âu trở thành một động thái “diễu võ giương oai” mà thôi.
Còn phía Trung Quốc, họ chính thức khẳng định sự ủng hộ của mình đối với thỏa thuận ngừng bắn đạt được trong cuộc đàm phán ở Geneva giữa các bên như Mỹ, Nga, Ukraine và EU, và bày tỏ sự tôn trọng đối với mọi sự lựa chọn của Ukraine.
Tuy nhiên, trong trường hợp, nếu như cuối cùng Ukraine vẫn lựa chọn con đường gia nhập NATO thì hợp tác quân sự và thương mại giữa Trung-Ukraine sẽ chắc chắn phải chịu ảnh hưởng. Ngay cả khi Bắc Kinh vẫn giữ vai trò lập trường trong cuộc khủng hoảng Ukraine hoặc ủng hộ vị thế của phương Tây thì chính sách xoay trục châu Á của Mỹ sẽ thay đổi. Một quyết định nhanh chóng cũng có thể được đưa ra trong tình huống này.
Trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5/2014, Tổng thống Nga Putin (trái) bắt tay Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong khi đó, việc Trung Quốc hỗ trợ Nga không chỉ dựa trên cơ sở của tình hữu nghị chính trị mà còn tạo ra lợi ích chung thông qua các trao đổi riêng tư.
Nhiều chuyên gia cúng đưa ra suy đoán rằng, mục tiêu thực sự của Mỹ trong chính sách chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương là nhằm vào Nga hoặc Trung Quốc. Và vụ tai nạn máy bay Malaysia MH17 chỉ là một tình tiết nảy sinh. Thậm chí, trong nội bộ chính quyền Mỹ, nhiều quan chức của họ cũng chưa chắc chắn về mục tiêu chính của chính sách xoay trục châu Á này. Các do dự đã gây khó khăn cho Nga và Trung Quốc trong việc quyết định có nên thiết lập một liên minh hay không.
Và chính sự mơ hồ từ Mỹ có thể nhằm mục đích xóa bỏ các ý định nhen nhóm của Trung Quốc và Nga trong việc lập ra liên minh đó. Tổng thống Nga Putin gần đây phủ nhận rằng, việc xây dựng liên minh Trung-Nga – một động thái có thể được coi là một dấu ấn trong các nỗ lực ngoại giao của Mỹ.
Sự phủ nhận trên của lãnh đạo Nga có thể chưa hẳn là mục tiêu chiến lược. Với yêu cầu bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, việc Nga thay đổi chính sách ngoại giao vốn có của họ với Trung Quốc trong việc lập nên một liên minh giữa hai nước sẽ là một động thái tất yếu trong nay mai.
Thanh Nga (theo WCT)

Bình luận(0)