Vì sao Triều Tiên chịu “xuống nước” với Hàn Quốc?

Google News

(Kiến Thức) – Vì sao Triều Tiên chịu "xuống nước" với Hàn Quốc về KCN Kaesong? Rất có thể đó là do những sức ép ở trong và ngoài nước.


 Khu công nghiệp Kaesong sắp mở cửa trở lại?

Ngày 6/7, các quan chức chính phủ hai miền Triều Tiên bắt đầu đàm phán về việc mở lại KCN Kaesong tại làng đình chiến Panmunjom trên biên giới gần vĩ tuyến 38.

Thỏa thuận này đạt được sau nhiều tuần mặc cả ngoại giao giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Lúc đầu, Triều Tiên đề xuất rằng các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc gặp các quan chức chính phủ Triều Tiên tại khu công nghiệp Kaesong, điều đã bị Seoul từ chối và đòi thay vào đó là các cuộc đàm phán cấp chính phủ.

Đáp lại, Triều Tiên đã đề xuất rằng các quan chức chính phủ Hàn Quốc Nam và Kaesong chủ doanh nghiệp gặp các quan chức CHDCND Triều Tiên tại KCN Kaesong và một lần nữa, Hàn Quốc lại từ chối.

Sau đó, ngày 4/7, Seoul đề nghị tổ chức đàm phán cấp chính phủ tại làng đình chiến
Panmunjom trên biên giới. Trong vòng vài giờ, Triều Tiên chấp nhận đề nghị của Hàn Quốc.

Vậy vì sao Triều Tiên lại tỏ ra kiên nhẫn, mềm mong đến như vậy?

Đây có thể vì lý do kinh tế. Ngày 3/7, 46 công ty điện tử hoạt động ở Kaesong đe dọa sẽ vĩnh viễn rút khỏi dự án, nếu khu công nghiệp này không nhanh chóng mở cửa trở lại vì các thiết bị sản xuất đang ngày càng bị hư hỏng. Về phần mình, Triều Tiên cũng không muốn đóng cửa vĩnh viễn KCN Kaesong vì nó mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho Bình Nhưỡng.

Đồng thời, một số yếu tố địa chính trị bên ngoài có thể ảnh hưởng tới quyết định nói trên của Triều Tiên. Mức độ bị cô lập về ngoại giao của Triều Tiên đã được thấy rõ tại Diễn đàn Khu vực ASEAN trong tuần này, khi 27 quốc gia tham gia và Liên minh châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa.

Một yếu tố khác có thể là Nga. Khi Trung Quốc có lập trường ngày càng cứng rắn đối với Triều Tiên, chế độ ở Bình Nhưỡng đã tìm đến Nga bằng cách cử Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-Gwan, một nhà đàm phán hạt nhân lâu năm và là một trong những quan chức người gần đây đã đến thăm Trung Quốc, đến Moscow ngày 5/7/2013.

Theo Yonhap, Thứ trưởng Kim Kye-Gwan đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và hội kiến Thứ trưởng thứ nhất Vladimir Titov. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết cuộc họp Kim-Morgulov được "tiến hành rất cơ bản có tính xây dựng" và bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng cuộc đàm phán sáu bên sẽ được nối lại trong thời gian ngắn, mặc dù lưu ý rằng "điều này sẽ còn phụ thuộc vào lập trường của Bình Nhưỡng và đòi hỏi của  cầu cộng đồng quốc tế”.

Bằng cách đạt được thỏa thuận với Hàn Quốc về KCN Kaesong, Triều Tiên cho thấy ý định lôi kéo Nga về phe mình.  Liên bang Nga từng hy vọng đầu tư vào một số dự án phát triển kinh tế quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, với điều kiện có sự ổn định trong quan hệ liên Triều. Đầu tư của Nga sẽ giúp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tăng thêm sức sống kinh tế, trong khi cũng làm giảm sự phụ thuộc kinh tế của Triều Tiên vào Trung Quốc.

Cuối cùng, như mọi khi, Trung Quốc là yếu tố nổi bật trong quyết định nói trên của  Triều Tiên. Tuần này, Triều Tiên đã cử Kim Song-nam, Phó Ban đối ngoại Đảng Lao động Triều Tiên đến Trung Quốc. Ông Kim Song-nam là quan chức Triều Tiên cấp cao thứ ba đến thăm Trung Quốc trong mấy  tuần gần đây. Ngoài ra, Bình Nhưỡng đã bố trí cho Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kye-Gwan dừng chân ở Trung Quốc, trên đường tới Nga.

Đáng chú ý là những động thái mới đây của Triều Tiên trùng hợp với chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, một chuyến thăm được coi là khá thành công khi mà lợi ích của Trung Quốc và Hàn Quốc ngày càng đan xen, chồng chéo lên nhau.

Điều này rõ ràng là một mối quan tâm lớn của Bình Nhưỡng, đặc biệt khi các mối với Trung Quốc đang trở nên băng giá.

Cho đến nay, chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh đồng ý mời Kim Jong-un thăm chính thức Trung Quốc. Rất có thể, Trung Quốc muốn chờ cho đến khi  đàm phán sáu bên được khởi động, rồi mới mời Kim Jong-un đến Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sau khi Triều Tiên chấp nhận đề nghị của Hàn Quốc về KCN Kaesong, Bắc Kinh tuyên bố sẽ gửi một quan chức đến Bình Nhưỡng vào cuối tháng này để kỷ niệm 60 năm ngày ký kết hiệp ước đình chiến chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Quan chức cấp cao này có thể là Phó chủ tịch Quốc hội Li Jianguo và ông này đến Bình Nhưỡng để nhắc lại rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không muốn Triều Tiên theo đuổi đến cùng lời đe dọa tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã phớt lờ lời cảnh báo trước đó của Trung Quốc và đã phải trả giá nặng nề.


Lê Chân (theo The Diplomat)

Bình luận(0)