Đó là nhận định của nhà báo Francisco Tatad, người từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin (1969- 1980) và Thượng nghị sĩ Philippines (1992-2001), trong một bài viết dài đăng trên tờ Manila Times.
|
Ngay từ khi lên nhậm chức Philippines, mối quan hệ của Tổng thống Duterte với Tổng thống Obama đã "cơm không lành, canh chẳng ngọt". Ảnh Philstar
|
Giống như một vở kịch đang tìm kiếm một cốt truyện, "cuộc chiến ngoại giao" của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte với Mỹ cũng đang tìm kiếm một lý do hoặc một nguyên nhân hợp lý. Rất có thể , người ta sẽ không bao giờ tìm thấy lý do thực sự. “Cuộc chiến ngoại giao” Philippines-Mỹ do ông Duterte phát động có vẻ như một cuộc chiến tranh biên giới giữa hai quốc gia không có đường biên giới chung.
Chỉ có điều, “cuộc chiến ngoại giao” Philippines-Mỹ mà Tổng thống Duterte phát động lại báo trước một cơn địa chấn chính trị ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Một bài viết đăng trên tạp chí trên The Diplomat mô tả chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Duterte giống như việc “dội một gáo nước lạnh” vào quan hệ Philippines-Mỹ. Đây là một “bước ngoặt thế kỷ” trong quan hệ Philippines-Trung Quốc và Philippines-Mỹ.
Philippines có "quan hệ đặc biệt" với Mỹ hơn 100 năm qua. Mối quan hệ này còn lâu mới được coi là hoàn hảo, nhưng nó trụ vững trước thử thách của thời gian, mặc dù đã trải qua nhiều cơn sóng gió “bất bình và bất mãn”.
Với quyết định xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc và Nga, Tổng thống Duterte đã chọn cách hạ cấp quan hệ lịch sử của Philippines với Mỹ, mặc dù Washington không hề phản đối động thái xích lại gần Bắc Kinh và Moscow của Tổng thống Philippnes đương nhiệm.
Có vẻ như, Tổng thống Duterte muốn sử dụng chính sách đối ngoại để giải quyết vấn đề trong nước. Ông Duterte đang vấp phải một cơn bão phản đối toàn cầu về các vụ giết người không xét xử đối với các nghi phạm ma túy ở Philippines.
Cho đến nay, người Philippines là những người nước ngoài thân thiện với Mỹ nhất thế giới, theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ). Nhiều người trong số họ cũng ủng hộ Tổng thống Duterte và không phản đối chính sách “xoay trục sang Trung Quốc” của ông này. Nhưng tại sao họ lại không đứng sau một trong hai sự lựa chọn nói trên? Rõ ràng là vì họ không có lý do thực sự để thay đổi quan điểm của mình.
Chính Trung Quốc đã tăng cường tranh chấp bãi cạn Scarborough ở Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines). Là một bên không có tranh chấp, Mỹ muốn thấy tranh chấp hàng hải ở Biển Đông được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), trong khi Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp hoàn toàn song phương với Philippines. Nhiều người đồng ý rằng Tổng thống Duterte nên khám phá những lĩnh vực rộng lớn hơn để can dự với Trung Quốc, chừng nào Manila không thể thảo luận với Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ. Nhưng không ai hiểu tại sao Tổng thống Duterte lại trừng phạt của Mỹ vì chuyện này?
Vậy điều gì đã khiến cho Tổng thống Duterte lại có thái độ chống Mỹ quyết liệt như vậy? Thế nhưng, ông Duterte lại không chịu tiết lộ lý do.
Có phải Mỹ đã kỳ thị quá mức đối với người Philippines này đối với sản phẩm nông nghiệp của họ? Có phải Mỹ bị đe dọa Philippines và coi nước này là nhà nước bất hảo? Phải chăng Mỹ đã tàng trữ vũ khí hạt nhân ở Philippines, vi phạm Hiến pháp Philippines và thỏa thuận quân sự đã ký kết?
Chỉ cần có một hành vi nằm trong những câu hỏi nêu trên là đủ cho Tổng thống Duterte có lý do để hành động chống Mỹ. Nhưng trên thực tế, những chuyện nghiêm trọng như vậy lại không hề xảy ra. Hiện không có sự va chạm hay đụng độ nào giữa Philippines và Mỹ về chính trị, kinh tế hay quân sự.
Tổng thống Duterte không hề tuyên bố Mỹ "vi phạm nhân quyền" (ở Philippines) cách đây 110 năm và hay Tổng thống Mỹ Barack Obama đang “thọc mũi” vào những vụ giết nghi phạm ma túy mà không hề xét xử hiện nay để biện minh cho quyết định “chia tay” với Washington.
Nhà báo kỳ cựu Francisco Tatad kết luận: Thiếu vắng một lời giải thích chính thức, quyết định “chia tay” với Mỹ sẽ bị coi là một quyết định hoàn toàn cá nhân của Tổng thống Rodrigo Duterte.