Một trong những chương trình huấn luyện của quan chức tình báo Mỹ là tiếp cận, đối phó với các mục tiêu khó nhằn. Tuy nhiên, trong quá trình công tác, đội ngũ gián điệp của cường quốc này vẫn buộc phải "đầu hàng" khi giải mã suy nghĩ của Tổng thống Putin.
|
CIA luôn phải bó tay khi giải mã Tổng thống Nga Putin. |
Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia Gregory Treverton còn nhận xét ông Putin khó đoán đến nỗi ngay cả các cố vấn thân cận cũng không hề biết ông đang suy tính điều gì. “Putin luôn coi mình là một cá thể tách biệt. Rất hiếm khi ông ấy tính toán sai lầm và làm một điều gì sốc nổi bộc phát. Mọi thứ đều nằm gọn trong suy nghĩ. Thậm chí đến ngay cả hành động của chính bản thân còn là một điều ‘bí ẩn” với ông ấy”.
Treverton không phải người duy nhất có quan điểm này. Cựu chỉ huy trưởng của lực lượng NATO từ 2009-2013 Đô đốc James Stavridis cho biết ông Putin khác xa so với việc ông thể hiện ra ngoài. “Chắc chắn ngài ấy luôn có một đội cố vấn hùng hậu thân cận phía sau, đưa ra ý kiến nhận xét các vấn đề quan trọng. Nhưng đến cuối cùng, các quyết định chiến lược đó sẽ không thể hiện ngay trên bàn họp, mà nó chỉ nằm đâu đó trong bộ não siêu việt của ngài ấy”.
Đó chính là một trong những khó khăn của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và đơn vị tình báo của các quốc gia khác phải đối mặt khi nhận nhiệm vụ theo dõi hoạt động quân sự và kinh tế Nga. Điều này thể hiện rõ trong thực trạng Mỹ và các nước đồng minh không hề phát hiện ra đường đi nước bước của Tổng thống Nga khi giải quyết xung đột ở Syria, căng thẳng ở Crimea và các vấn đề toàn cầu.
Stavridis – Chủ nhiệm khoa Luật và Ngoại giao trường Đại học Tufts đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng khiến ông Putin lại trở thành đối tượng khó giải mã đến vậy.
Điều đầu tiên là mức độ kiểm soát mà ông Putin lĩnh hội được trong 17 năm nắm giữ vai trò Thủ tướng và Tổng thống Nga. Stavridis nhận xét có thể nhìn vào Triều Tiên hay chủ tịch Cuba Fidel Castro để tìm ra phẩm chất của các nhà lãnh đạo có khả năng nắm giữ quyền lực một cách tuyệt đối. Thứ hai đó chính là các công cụ do thám như nghe lén, hình ảnh vệ tinh… đều trở nên vô hiệu trước “điệp viên kỳ cựu” Putin. Bản thân Tổng thống Putin năm 1975 gia nhập Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) và thậm chí còn được giao nhiệm vụ do thám phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh tại Dresden (Đông Đức). John McLaughlin – giám đốc hành động của CIA (2004) giải thích “Nga sở hữu khả năng chống hoạt động tình báo khá mạnh. Và đặc biệt ông Putin lại còn là bậc thầy trong lĩnh vực này. Trợ lý, cố vấn thân cận hay được ông chia sẻ, giao phó các công việc hệ trọng đều là những cựu điệp viên KGB. Họ thận trọng trong việc liên lạc, tạo thành mối liên kết kín”.
Tuy nhiên ông McLaughlin tiết lộ không phải không có cách đọc được suy nghĩ của nhà lãnh đạo Nga kín tiếng này. McLaughlin gợi ý có thể phân tích dựa trên tình hình thực tế mà chính phủ Nga đang phải đối mặt để có thể dự đoán hành động tiếp theo của ông Putin. “Chẳng hạn có thể nhìn vào sự ảnh hưởng nặng nề của các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và phương Tây đối với Nga. Giá trị đồng ruble luôn luôn ở mức thấp, điều này khẳng định Nga đang gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính. Việc còn lại là các nhà tình báo là phải phán đoán bước đi tiếp theo của Tổng thống Putin trong việc giải quyết khủng hoảng này”.
Video Tổng thống Putin tuyên bố bắt đầu rút quân Nga khỏi Syria (Nguồn Reuters):