Trước khi phát động Chiến dịch giải phóng Mosul, ngày 15/10, Thủ tướng Haider al-Abadi tái khẳng định rằn sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq là không được chấp thuận.
|
Xe tăng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở gần thành phố Mosul. Ảnh Sputnik |
Theo nhà phân tích Renad Mansour - chuyên gia về Iraq tại Chatham House, trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ đã có ảnh hưởng trong khu vực và muốn đảm bảo rằng quyền lợi của Ankara được thỏa mãn sau khi giải phóng thành phố Mosul khỏi ách chiếm đóng của phiến quân IS.
Sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq là khá rõ ràng và nó liên quan đến người Kurd, một nhóm ly khai vốn tuyên bố rằng một phần lãnh thổ Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ là của Nhà nước Kurdistan.
Khi các lực lượng chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo phát động chiến dịch tấn công Mosul - thành phố lớn nhất miền bắc Iraq ngày 17/10/2016, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách để người Kurd không có quyền lực gì ở khu vực này.
Một khi phiến quân IS bị đánh đuổi ra khỏi thành phố Mosul, một "khoảng trống quyền lực sẽ xuất hiện” trong khu vực, trong đó sẽ có sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm khác nhau vốn được hỗ trợ bởi các cường quốc khu vực khác nhau, chẳng hạn như Iran.
Bằng cách đem quân vào miền bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ nhằm "duy trì ảnh hưởng” và gây sức ép đối với Đảng Công nhân Kurdistan (PKK).
Trong khi các quan chức Iraq “miễn cưỡng chấp nhận” sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở ngoại ô thành phố Mosul, việc Ankara đem quân tiến đánh thành phố Mosul sẽ bị coi là hoàn toàn bất hợp pháp. Không chỉ các quan chức Iraq, mà người dân thành phố Mosul cũng sẽ không bao giờ chấp nhận quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện trong thành phố lớn nhất miền bắc Iraq này.
Nhà phân tích Mansour cũng cho rằng Ankara đơn giản không có đủ nhân lực để thực hiện như một chiến dịch quân sự riêng ở Mosul, do các cuộc thanh trừng gần đây trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự bất thành hồi đầu năm nay. Ông Mansour cho rằng sẽ là ít tốn kém hơn, nếu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Iraq chỉ tham gia các hoạt động hỗ trợ các nhóm mà Ankara “ủy thác”, chứ không trực tiếp tham gia Chiến dịch giải phóng Mosul.
Theo ông Mansour , Mỹ tuyên bố bảo vệ chủ quyền của Iraq và mọi cuộc can thiệp từ nước ngoài vào Iraq sẽ bị coi là hành động tấn công.
Cả Iraq lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều là đồng minh của Mỹ, mặc dù liên minh Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm này là khá bấp bênh, không tin tưởng lẫn nhau.
Chính vì vậy mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gián tiếp tham gia Chiến dịch giải phóng Mosul thong qua trung gian. Ankara chỉ phản ứng quyết liệt, nếu người Kurd đánh chiếm và có quyền chi phối ở thành phố Mosul được giải phóng từ tay phiến quân IS.