Vì sao Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ "sứt đầu mẻ trán" ở Al-Bab?

Google News

(Kiến Thức) - Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lớn thứ hai trong NATO đã bị phiến quân IS chặn đứng ở thị trấn Al-Bab và Tổng thống Erdogan một lần nữa đổ lỗi cho Mỹ.

Không hài lòng với vai trò của Washington trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cáo buộc Mỹ hỗ trợ "các nhóm khủng bố”. Ngày 27/12, Tổng thống Erdogan tuyên bố ông có bằng chứng “hình ảnh và video” cho thấy Mỹ đang “hỗ trợ các nhóm khủng bố bao gồm Daesh (phiến quân IS), YPG, PYD”.
Vi sao Quan doi Tho Nhi Ky
Phiến quân IS bắt sống 2 xe tăng Leopard của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở thị trấn Al Bab. Ảnh South Front 
Vì sao Tổng thống Erdogan lại tỏ ra cay cú với mức như vậy?
Có lẽ vì ông Erdogan đang phải đối mặt với thất vọng to lớn về quân sự, khi đội quân chuyên nghiệp hùng mạnh và vũ trang đầy minh của Thổ Nhĩ Kỳ lại không đè bẹp được một nhúm phiến quân IS trong cuộc chiến giành thị trấn Al Bab ở miền bắc Syria. Đây là cuộc chiến “mặt đối mặt” đầu tiên của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo trong chiến dịch “Lá chắn Euphrates” ở miền bắc Syria. Khốn nỗi, cuộc chiến Al Bab vốn được coi là ngon ăn này lại biến thành trái đắng đầy chết chóc với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.
Điều này có thể phần nào giải thích cho hành vi kỳ lạ của Tổng thống Erdogan.
Ngày 26/12, Tổng thống Erdogan đã lặng lẽ yêu cầu chính quyền Obama đẩy mạnh hỗ trợ không quân cho chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ, đánh chiếm thị trấn Al Bab, cách thành phố Aleppo 55 km về phía đông bắc Aleppo và thị trấn lớn duy nhất còn nằm trong ISIS tay ở phía bắc Syria. Sau đó, Tổng thống Erdogan đã cáo buộc Mỹ không làm trong phận sự của mình, buộc các máy bay chiến đấu Nga phải nhập cuộc.
Lời cáo buộc này xem ra không thỏa đáng và hơi kỳ lạ vì Thổ Nhĩ Kỳ có một lực lượng không quân mạnh nhất khu vực. Nếu Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là không đủ để hỗ trợ các chiến dịch chống lại ISIS, Tổng thống Erdogan sẽ còn có một đồng minh khác tại đấu trường Syria là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Suy cho cùng thì Ankara, Moscow và Tehran đang nỗ lực cùng nhau áp đặt “luật chơi” ở Syria và đã thẳng thừng gạt Mỹ ra rìa.
Về tình hình chiến sự ở Syria, ngày 21/12, Tổng thống Erdogan hùng hồn tuyên bố: "Hiện thời, Al-Quân đội Syria Tự do (FSA) và binh lính của chúng tôi đã hoàn toàn bao vây thị trấn Al Bab”. Trong thực tế, cuộc bao vây này đã diễn ra trong nhiều tuần qua và tệ hơn nữa, con số thương vong của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày gia tăng.
Ngày 28/12, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã "vô hiệu hóa" 44 phiến quân IS ở Al Bab và làm bị thương 117 tên khác, trong khi đánh phá 154 mục tiêu của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo bằng pháo binh và các loại vũ khí khác.
Tuy không công bố con số thương vong của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu ở Al Bab, nhưng theo ước tính thận trọng, có 90 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử trận và hàng trăm người khác bị thương. Tổn thất của Quân đội Syria Tự do (FSA), lực lượng nổi dậy địa phương chiến đấu bên cạnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở Al Bab, chắc chắn còn cao gấp bội.
Các chuyên gia quân sự và chống khủng bố của DEBKAfile giải thích vì sao nhóm khủng bố bị bao vây Nhà nước Hồi giáo không chỉ giữ được Al Bab trước Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có sức mạnh gấp bội mà còn đủ sức tấn công các mục tiêu khác ở Iraq và Syria.
Các chiến binh thánh chiến đã “làm sạch” đoạn đường từ Al Bab đến “thủ phủ” Raqqa, cách 140km về phía đông nam và Palmyra cách xa tới 330km.
Hồi đầu tháng này, phiến quân IS đã tái chiếm thành phố cổ Palmyra, khi các lực lượng Nga và Syria đang vướng bận trong chiến dịch giải phóng thành phố Aleppo. Trong mấy ngày qua, không quân Mỹ đã tăng gấp đôi cường độ không kích Palmyra để cắt đứt tuyến đường tiếp viện cho phiến quân IS đang bị vây hãm ở thị trấn Al Bab và dọn đường cho liên quân Syria tái chiếm Palmyra.
Bất chấp các cuộc không kích của liên quân, cho đến nay, phiến quân IS đã đẩy lùi hầu hết các đợt tấn công của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trấn Al Bab - nhờ các chiến thuật mới được trình làng ở Al Bab (Syria) và Mosul (Iraq).
Chiến thuật thuật mới này tập trung vào việc tối đa hóa thương vong của quân địch để cuối cùng xua đuổi đối phương khỏi chiến trường. Chiến thuật này kết hợp chiến tranh du kích và phương pháp khủng bố - bao gồm bom xe, đánh bom tự sát, thiết bị nổ (IED) gài bẫy, bắn tỉa, máy bay không người lái nhỏ mang theo chất nổ... cũng như việc sử dụng ngày càng tăng của tên lửa phòng không và hóa chất độc.
Chính vì chiến thuật này mà Thủ tướng Iraq Haydar Al-Abadi ngày 26/12 ước tính rằng Quân đội Iraq cần thêm ba tháng nữa để đánh bại ISIS tại Mosul. Ông đã cố gắng che giấu số thương vong to lớn mà quân đội Iraq phải hứng chịu trong chiến dịch giải phóng Mosul, khi một số đơn vị chủ công đã bị mất đến một nửa quân số ban đầu.
Tuần trước, Tướng Stephen Townsend, tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Syria và Iraq cũng nói rằng phải mất đến 2 năm mữa mới có thể xua đuổi phiến quân IS khỏi Mosul và Raqqa. Theo ông, để đạt được mục tiêu này cần có lực lượng lớn gấp bội lực lượng hiện có trên chiến trường.
Minh Châu (Theo DEBKAfile)

>> xem thêm

Bình luận(0)