Vì sao Mỹ khó bắn hạ tên lửa đạn đạo Triều Tiên?

Google News

(Kiến Thức) - Cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều không có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo Triều Tiên, ngay cả khi hai nước này đạt được nhiều tiến bộ kỹ thuật.

Tháng trước, chuyên gia Kingston Reif, giám đốc về Chính sách giảm nhẹ và giảm thiểu nguy cơ tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí nói với The National Interest rằng đánh chặn các vụ thử tên lửa sẽ rất khó khăn. Các chuyên gia khác cũng tán thành đánh giá của ông Reif.
Vi sao My kho ban ha ten lua dan dao Trieu Tien?
Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Ảnh: Daily Star 
Giám đốc Reif cho biết: “Bắn hạ tên lửa của Bắc Triều Tiên trên một quỹ đạo thử nghiệm - như trường hợp vụ thử tên lửa đạn đạo Hwasong-12 phóng ngày 29/8 - là một thách thức hoàn toàn khác và thậm chí còn khó khăn hơn. Hệ thống phong thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của chúng ta không được thiết kế hoặc bố trí để bảo vệ đại dương. Và chúng ta không thể dựa vào THAAD, vì không có hệ thống THAAD nào được triển khai ở Nhật Bản. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cũng không thích hợp vì nó được thiết kế để chống lại tên lửa tầm ngắn trong giai đoạn cuối”.
Về lý thuyết, có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo Triều Tiên bằng cách sử dụng tàu tuần dương và tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, điều này sẽ rất khó khăn và sẽ gây hại cho việc bảo vệ các khu vực đông dân cư. Ông Reith cho biết: “Trên lý thuyết, có thể sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 được phóng lên từ các tàu của Aegis trong khu vực”.
Vi sao My kho ban ha ten lua dan dao Trieu Tien?-Hinh-2
Tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 phóng từ tàu khu trục Aegis. Ảnh:  The National Interest
Thế nhưng, ông Reif lưu ý rằng SM-3 chỉ được thử nghiệm với mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm trung có một lần. Loại tên lửa SM3-IIA nhanh hơn đang được Mỹ và Nhật Bản nghiên cứu chế tạo, nhưng loại tên lửa này vẫn chưa được triển khai”. Theo ông, tên lửa SM-3 có thể đánh chặn một tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa của hành trình, nhưng đánh chặn tên lửa trong giai đoạn tăng tốc “ vượt quá khả năng đánh chặn của SM-3”. Ông nói thêm: “Đối với việc đánh chặn tên lửa giữa hành trình bay, điều này sẽ phụ thuộc vào quỹ đạo, hệ thống cảnh báo sớm, số tàu được triển khai và triển khai ở nơi nào trong khu vực…Trừ phi một tàu chiến Aegis được triển khai chính xác dọc theo hoặc gần đường bay của tên lửa thử nghiệm, việc đánh chặn tên lửa giữa hành trình có lẽ là không khả thi. Việc đánh chặn tên lửa ở giai đoạn cuối - giai đoạn tên lửa đang trở lại bầu khí quyển trái đất - là điều có thể, nhưng SM-3 chưa bao giờ được thử nghiệm ở chế độ đó và đòi hỏi Bắc Triều Tiên phải cho chúng ta biết tên lửa sẽ hạ cánh ở đâu”.
Theo quan điểm của chuyên gia Reif, bắn hạ một tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên - hoặc tệ hơn bắn trượt - là phản tác dụng. Ông Reif giải thích: “Việc cố gắng bắn hạ một tên lửa thử nghiệm không hề đe dọa sẽ là hành động khiêu khích và cung cấp dữ liệu vô giá cho kẻ thù. Việc bắn trượt (có nhiều khả năng xảy ra hơn là bắn trúng) có thể sẽ mất thế diện và làm suy yếu sự tự tin của Mỹ”.
Cuối cùng, vấn đề ở chỗ hệ thống phòng thủ tên lửa có thể bị qua mặt dễ dàng khi đối phương sử dụng nhiều đầu đạn giả hoặc áp dụng các biện pháp đối phó khác hoặc chỉ đơn giản phóng tên lửa với số lượng áp đảo. Tên lửa đánh chặn khá đắt đỏ và phải phóng nhiều tên lửa đánh chặn để triệt hạ một mục tiêu để đảm bảo xác suất thành công.
Chuyên gia Kingston Reif kết luận: “Những lời kêu gọi bắn hạ các tên lửa thử nghiệm của CHDCND Triều Tiên phản ánh sự tự tin quá mức về hiệu quả và tầm quan trọng của việc phòng thủ tên lửa. Phòng thủ tên lửa không phải là một lối thoát của chúng ta và đồng minh trước Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Bắc Triều Tiên đang tiến hành các biện pháp né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng ta và có thể chế tạo nhiều tên lửa hơn để vô hiệu hóa các biện pháp phòng thủ”.
Minh Châu (Theo The National Interest)

>> xem thêm

Bình luận(0)