Dư luận đang băn khoăn liệu rằng lại có một trục Moscow-Berlin mới đang phát triển. Một tuần trước đây, ông Gerhard Schroeder – cựu Thủ tướng Đức và là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga Gazprom – “tay bắt mặt mừng” với Tổng thống Nga Putin là hình ảnh xuất hiện tràn lan trên khắp các mặt báo ở Đức. Chưa kể, cựu Thủ tướng Đức thuộc đảng Dân chủ Xã hội Helmut Schmidt đã tuyên bố trên tờ tuần báo Die Zeit rằng, động thái sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga của ông Putin là “hoàn toàn dễ hiểu”. Dường như, công chúng Đức không cảm thấy dễ chịu khi chứng kiến cuộc đối đầu giữa Nga và nước láng giềng Ukraine.
|
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder ôm thắm thiết Tổng thống Putin trong dịp sinh nhật lần thứ 70 của ông này.
|
Tất cả các điều trên đang tạo ra sự sửng sốt cả trong và ngoài nước Đức. Đơn cử, tờ
New York Times đưa tin, cây bút luôn mang tư tưởng bảo thủ của nhật báo
Die Welt “bỗng dưng lên tiếng” về mối tình đang nảy nở giữa Nga và Đức. Một vài ngày trước đó, John Vinocur, biên tập viên tờ
Wall Street Journal, đã rút ra kết luận tương tự: “Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dành nhiều thời gian của bà để trông mong một cuộc điện thoại mang theo tín hiệu tích cực từ ông Putin kể từ vụ sáp nhập Crimea”.
Những người này (các tay bút hay các chính trị gia Đức) đều tập trung vào lập luận rằng, nước Đức đang dần “nghiêng” sang phương đông, giống như những gì họ đã làm hồi thập niên 1920 khi ký kết hiệp ước Rapallo. Vinocur lưu ý rằng, nhà sử học Heinrich August Winkler gần đây đã viết một bài luận trên tờ Der Spiegel lên án về sự thay đổi này của Đức.
Ngoài ra, tay bút Vinocur cũng giải thích lý do tại sao truyền thông Đức lại "ác cảm" với Washington như vậy. Theo đó, tư tưởng yêu chuộng hoà bình và thân cánh tả vốn nổi lên trong thời Chiến tranh Lạnh ở Đức chính là nhân tố làm nảy sinh sự ác cảm này. Tuy nhiên, hôm nay, mối ác cảm đó đối với Mỹ lại một tăng thêm, nhất là nhằm vào các chính sách của Tổng thống Obama.
Điển hình, nhà hoạt động vì hoà bình 87 tuổi Erhard Eppler, trước từng giữ chức bộ trưởng nội các dưới thời Thủ tướng Willy Brandt, cho hay ông Putin đã có rất ít lựa chọn nào ngoài việc phải đưa ra hành động. Theo quan điểm cá nhân của mình, Eppler cho hay: “Chính quyền lâm thời Kiev, được dự đoán rằng, sẽ ngay lập tức bãi bỏ tiếng Nga như một ngôn ngữ chính thức hoặc tức thời gia nhập NATO. Tổng thống Nga chỉ đơn giản nhận ra cuộc truy lùng tiềm tàng những người dân Ukraine có tư tưởng thân Nga mà thôi”.
Tuy nhiên, để giải thích lập trường trên của Berlin, nhiều người cho rằng, người dân Đức nghiêng sang Nga là một phần bắt nguồn từ cảm giác tội lội lịch sử từ thời Chiến tranh Thế giới 2.
Lý do cuối cùng mà các nhà phân tích đề cập tới đó là nước Đức, nhiều năm sau khi thống nhất đất nước, đang bắt đầu xác định lợi ích của riêng họ. Các lợi ích này khác so với của Washington.