Tường tận về chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều người, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, có những quan niệm sai lầm về chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Việc sửa chữa những quan niệm sai lầm này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những động thái gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt với câu hỏi về việc khi nào các cải cách đặc biệt diễn ra ở Trung Quốc.
Thứ nhất, nhiều người nghĩ rằng, chiến dịch chống tham nhũng đó sẽ kết thúc sớm. Sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố cuộc điều tra chính thức vào nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ Trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, một số nhà bình luận cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố đó sẽ nhanh chóng chấm dứt hoặc ít nhất là trong thời gian tới. Điều suy đoán này là không chính xác. Thực tế, chiến dịch trên sẽ không và cũng không nên dừng lại ở thời điểm bây giờ. Bởi lẽ, một bài viết trên Diễn đàn Nhân dân chỉ ra rằng, có thể có một đợt phản công của một số “con hổ” lớn chống lại lực lượng chống tham nhũng. Điều này sẽ gây nên một bế tắc trong chính trường Trung Quốc. Còn nếu chiến dịch này dừng chân bây giờ, mọi thành tựu từ trước tới nay đều sẽ đổ “xuống sông xuống biển” khi mà cả “ruồi” và “hổ” đều sẽ sớm tái xuất. Thêm vào đó, ông Tập Cận Bình cũng khẳng định, chiến dịch này sẽ vẫn tiếp tục bất chấp điều đó có thể gây ảnh hưởng tới uy tín cá nhân của ông.
Thông tin về ông Chu Vĩnh Khang tràn ngập các mặt báo ở Trung Quốc.
Quan niệm sai lầm thứ hai đó là có một cuộc đấu đá quyền lực giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan niệm này ngày càng ít phổ biển khi ngày càng nhiều người tin rằng, ông Tập Cận Bình là một lãnh đạo có tư tưởng khác so với những lãnh đạo tiền nhiệm. Điều này được thể hiện trong bài báo mới ra gần đây: “Ông Tập Cận Bình xác định mình là một thành viên của nhóm vương hầu và xem điều này là một sứ mệnh và nhiệm vụ trong việc hổi sinh vai trò của Đảng vốn bị xói mòn bởi tệ quan liêu và tham nhũng tràn lan”. Nói cách khác, cuộc truy quét tham nhũng này là nhằm củng cố quyền lực cho Đảng bởi lẽ những người đang cầm quyền bây giờ cực lực phản đối chương trình cải cách của ông Tập. Để có thể thúc đẩy những cải cách đó, đầu tiên ông Tập cần củng cố quyền lực trong tay mình. Quan trọng hơn nữa, ông đã cài nhiều đồng minh thân cận của mình vào các vị trí quan trọng, không phải vì mục đích cá nhân mà là vì chương trình cải cách đó.
Quan niệm sai lầm thứ 3 về cuộc chiến chống tham những này đó là cuộc chiến đó chỉ hướng vào các quan chức tham nhũng mà không tập trung vào các cải cách cơ bản. Đây cũng là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, cải cách phải được thực hiện một cách cẩn thẩn để chúng có thể diễn ra suôn sẻ và dần dần. Ngay từ khi mới lên nắm quyền, ông Tập khá khôn ngoan trong việc nêu rõ chủ trương của mình rằng, Trung Quốc nên tránh “những sai lầm cơ bản và không thể xoay chuyển được”. Theo quan điểm của Đảng, trật tự của chương trình cải cách này sẽ là: cuộc chiến chống tham nhũng, sau đó tới cải cách kinh tế, cải cách xã hội, cải cách chính quyền và cuối cùng mới là cải cách chính trị. Và cuộc cải cách chính trị ở đây cũng không nhất thiết phải theo mô hình của các quốc gia phương Tây. Điều quan trọng là không sử dụng các tiêu chuẩn của phương Tây để đánh giá các cải cách chính trị của Trung Quốc.
Ngoài Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu Bí thư Trung Khánh Bạc Hy Lai nằm trong số những quan chức bị đưa ra truy tố.
Thứ tư, mọi người hay nghĩ rằng, cuộc chiến chống khủng bố đó sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Điều này là một quan niệm sai lầm thứ 4 về chiến dịch truy quét này. Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích nhận thấy rằng, nền kinh tế Trung Quốc có một sự suy thoái (đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất và kinh doanh nhà hàng) với cuộc chiến chống tham nhũng này. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, sự tương quan đó không phải là quan hệ nhân quả, và rằng cuộc chiến này thực sự sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế của nước này trong dài hạn. Một nhà kinh tế Trung Quốc chỉ ra, cuộc chiến chống tham nhũng đó có 3 lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế: 1) nó làm tăng phúc lợi xã hội: 2) nó có thể đóng góp cho nền kinh tế thị trường trưởng thành hơn;. 3) nó sẽ giúp cho trung quốc tránh được “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều quốc gia đang phát triển khác gặp phải.
Thanh Nga (theo TD)

Bình luận(0)