Trung Quốc xích lại gần Hàn Quốc, Triều Tiên bị bỏ rơi?

Google News

(Kiến Thức) - Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy 2 nước xích lại gần nhau.

Trung - Hàn xích lại gần nhau
Nhà lãnh đạo Trung Quốc tặng Hàn Quốc 2 con gấu trúc, đến thăm Bảo tàng đồ nội thất Hàn Quốc và có bài diễn thuyết tới sinh viên tại Đại học Quốc gia Seoul.
Chuyến thăm cho thấy, Hàn Quốc và Trung Quốc thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện hơn, khá hữu nghị. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mối quan hệ lạnh nhạt giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng. 
Ông Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc.
Hầu hết các nhà quan sát lưu ý rằng, chuyến thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Bán đảo Triều Tiên với tư cách Chủ tịch Trung Quốc là tới Seoul, chứ không phải Bình Nhưỡng. Đồng thời, chuyến công du Hàn Quốc của nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải là chuyến đi du lịch mà đã kéo dài hai ngày. Nhiều người cho rằng, đây là một cảnh báo cho Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng không phấn khởi lắm với tuyên bố của ông Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc ủng hộ kế hoạch phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bởi vì rõ ràng ở đây nói về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Có một chi tiết khác đáng chú ý. Trong bài diễn thuyết tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Tập Cận Bình đề cập đến cuộc đấu tranh chung của nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Ông nhắc nhở về cuộc chiến tranh Imjin những năm 1592-1598, về cuộc đấu tranh chống cuộc xâm lược của Nhật Bản ở Đông Á đầu thế kỷ XX. 
Điều quan trọng là, khi nhắc đến các di tích lịch sử gắn liền với những truyền thống của cuộc đấu tranh này, ông Tập Cận Bình nói về Tượng đài Quân đội Độc lập tại Tây An và Bảo tàng Chính phủ lâm thời tại Thượng Hải. Cả hai di tích liên quan đến quan điểm của Hàn Quốc về cuộc đấu tranh chống thực dân, chứ không phải quan điểm của Bắc Triều Tiên. Đủ để nhắc lại rằng, Chính phủ Hàn Quốc coi mình là người thừa kế Chính phủ lâm thời tại Thượng Hải, và Quân đội Độc lập được xem là tiền thân của quân đội Hàn Quốc hiện đại. Nếu muốn, thì vị khách Trung Quốc có thể nói về những biểu tượng khác của tình đoàn kết chiến đấu không gắn liền rõ rệt như vậy với truyền thống của Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình không làm như vậy và trên thực tế nhấn mạnh rằng, ông coi Hàn Quốc là “nước chính” trên bán đảo Triều Tiên. 
Cuối cùng, ông tập Cận Bình đã nói bằng tiếng Hàn cụm từ dường như trung lập về chính trị: "Tôi yêu Đại Hàn Dân Quốc", có sử dụng tên gọi chính thức của Hàn Quốc.
Triều Tiên không bị Trung Quốc phản bội
Nhưng, sẽ sai lầm nếu nghĩ rằng, ở khu vực Đông Á có thể xuất hiện tình huống y như ở châu Âu trong thế kỷ XVIII được gọi là "cuộc cách mạng ngoại giao" – tức là, thay đổi toàn bộ hệ thống liên minh. Trung Quốc sẽ không từ bỏ liên minh với Bắc Triều Tiên, và liên minh với Mỹ đối thủ địa chính trị chính của Trung Quốc, vẫn là cơ sở của đường lối chính trị đối ngoại ở Hàn Quốc. 
Nói chung, dù có những thay đổi rõ ràng, nhưng, không nên đánh giá quá cao kết quả chuyến thăm này. Trước đây cũng đã rõ rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình và ekip của ông không có nhiều sự đồng cảm với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa các nước, điều quan trọng nhất không phải là cảm xúc cá nhân mà là lợi ích quốc gia. 
Nhiều khi lợi ích quốc gia không phù hợp với cảm thông. Dù có sự bất mãn với Bình Nhưỡng, Bắc Kinh hiểu rằng, việc duy trì sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Trung Quốc. Có nghĩa là, Trung Quốc sẽ không gây nhiều áp lực lên Bình Nhưỡng, và rất có thể sẽ tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ tài chính cho CHDCND Triều Tiên.
Ngô Trang

Bình luận(1)

Minh Hiền

Hiếu

TQ bắt đầu tấn công HQ bằng kinh tế. Một ngày nào đó không xa HQ phải phụ thuộc vào TQ về kinh tế lúc đó TQ đã gỡ bỏ được một đồng minh quan trọng của Mỹ.