Những năm gần đây ngày càng nhiều nước bắt đầu dồn các nguồn tài lực để tham gia “cuộc chơi lớn ở Bắc Cực”.
Vai trò quan trọng Bắc Băng Dương
Bắc Băng Dương thu hút sự chú ý trước hết là do khả năng sử dụng các con đường biển để vận chuyển hàng hoá theo tuyến Âu–Á và nguồn tài nguyên phong phú.
Trung Quốc là nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng về địa lý nước này cách xa Bắc Cực nên không thể trực tiếp có yêu sách ngang hàng với các nước trong Hội đồng Bắc Cực gồm Đan Mạch, Iceland, Canada, Na Uy, Nga, Mỹ, Phần Lan và Thuỵ Điển.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã tìm ra cách giành lấy cái họ muốn, khi dùng phương pháp tiếp cận theo đường vòng.
Dần dà nhiều tài nguyên ở Bắc Băng Dương trở nên có thể khai thác được do khi hậu ấm lên toàn cầu và đẩy các khối băng vĩnh cửu ngày càng lùi xa về phương Bắc. Theo đánh giá của Cơ quan Địa chất Mỹ, dự trữ dầu mỏ ở Bắc Cực chiếm 13% dầu chưa khai thác toàn cầu, khí đốt tự nhiên chiếm 30%, và khí hydrocacbon hoá lỏng chiếm 20%. Về mặt định lượng đó là 90 tỷ tấn dầu mỏ, 1,67 nghìn tỷ mét khối khí và 44 tỷ thùng khí hoá lỏng.
|
Đến năm 2020 sẽ có 50 triệu tấn hàng hoá được vận chuyển qua Bắc Băng Dương. |
Vận chuyển hàng hoá qua Bắc Băng Dương so với tuyến qua kênh Suez cũng rất hấp dẫn về mặt kinh tế. Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2009 lần đầu tiên các tàu nước ngoài đã đi theo tuyến đường Bắc Băng Dương từ Châu Âu sang Châu Á. Một năm sau đã có 4 tàu sử dụng tuyến đường này. Năm 2012 đã có 46 tàu chuyên chở đi qua Bắc Băng Dương, chở hơn 1 triệu tấn hàng hoá, tăng khối lượng vận chuyển lên 53% so với năm 2011.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, đến năm 2020 sẽ có 50 triệu tấn hàng hoá được vận chuyển qua Bắc Băng Dương.
Trung Quốc tìm cách lọt vào Hội đồng Bắc Cực
Trung Quốc là nước châu Á đầu tiên tìm cách trở thành thành viên đầy đủ của Hội đồng Bắc Cực.
Từ năm 1985 đến năm 2012, Bắc Kinh đã cử 5 đoàn thám hiểm Bắc Cực và 28 đoàn thám hiểm Nam Cực, khai trương trạm khoa học Bắc Cực “Huanhe” của mình. Đại diện của Trung Quốc tham gia vào công việc của Uỷ ban khoa học Bắc cực quốc tế, vào dự án “Năm vùng cực quốc tế” và các tổ chức và chương trình khác chuyên nghiên cứu Bắc Cực về phương diện thay đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Cho đến nay, Trung Quốc cố gắng ngụy trang mục đích thực sự bằng kiểm soát môi trường, bảo vệ động vật Bắc Cực. Hàng năm, Trung Quốc chi cho nghiên cứu vùng cực 49 triệu Euro, xây dựng ở Thượng hải Trung tâm nghiên cứu phương Bắc và tăng số các nhà khoa học nghiên cứu chuyên đề vùng cực lên 5 lần, đến 1.000 người.
Bắc Kinh bắt đầu cho phép nhiều nhà nghiên cứu nói bóng gió trên báo chí là Trung Quốc không có ý định chấp nhận việc phân chia khu vực như hiện nay. Sự kiện có ý nghĩa hơn cả là việc nói CHND Trung Hoa là “quốc gia gần Bắc Cực”. Đại sứ Trung Quốc ở Na Uy đã tuyên bố Trung Quốc là quốc gia gần Bắc Cực bởi vì phần lớn lãnh thổ CHND Trung Hoa nằm trên vĩ tuyến 50 Bắc.
Trung Quốc tìm mọi cách ve vãn các nước thành viên nhỏ của Hội đồng Bắc Cực và chiến thuật này đã tỏ ra có hiệu quả.
Năm 2011 đại sứ Đan Mạch ở Moscow đã phát biểu ủng hộ việc dành cho Trung Quốc quy chế quan sát viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực. Thủ tướng Grenland và Island cũng có tuyên bố tương tự. Tháng Giêng năm 2013 tại phiên họp của Hội đồng Bắc Cực ở Troms, các đại diện của Thuỵ Điển và thậm chí Na Uy cũng đã tuyên bố muốn thảo luận vai trò của Trung Quốc trong tổ chức này. Những nỗ lực này đã có kết quả. Ngày 15/5/2013, Trung Quốc đã nhận được quy chế quan sát viên, cùng với các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Ấn Độ, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Những mục đích thực sự của Trung Quốc
Mục đích thực sự mà Trung Quốc tìm cách đạt được là lợi ích kinh tế.
Trước hết, đó là đa dạng hoá các đường vận chuyển chính. Kênh vận chuyển cơ bản từ Âu-Phi đến Trung Quốc là eo biển Malacca, một tuyến đường không an toàn vì cướp biển và nguy cơ khủng bố. Do đó con đường biển Bắc Cực sẽ cho phép Trung Quốc giảm chi phí vận chuyển và giảm nguy cơ bị Hải quân Mỹ đóng cửa eo biển Malacca, khi nổ ra xung đột.
Theo đánh giá của các nhà phân tích Trung Quốc, đến năm 2020 sẽ có 5-15 % cán cân ngoại thương của Trung Quốc đi qua đường biển Bắc Cực. Theo dữ liệu của hãng vận tải Tschudi Shipping Company của Na Uy, việc vận chuyển hàng hoá từ Kirkenes hay Murmansk qua Bắc Cực đến Thượng Hải cho phép giảm thời gian đi đường tới 16 ngày.
Dự báo về trữ lượng tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực thúc đẩy Trung Quốc có hành động tích cực trong vấn đề này để không bị gạt ra rìa trong cuộc chơi chính trị lớn. Cụ thể, tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNPC đã trở thành đối tác thứ ba của “Rosneft” trong việc khai thác các mỏ dầu khí trên biển Barents.
Yếu tố thứ ba trong chiến lược kinh tế của Bắc Kinh ở Bắc Cực sẽ là giành được một phần tài nguyên biển của khu vực, cụ thể là cá. Những bên đánh bắt cá chủ yếu hiện là Greenland (90% kim ngạch xuất khẩu là cá) và Iceland (33%). Trong khi đó, hải sản chỉ mang lại cho Na Uy có 6% kim ngạch thương mại. Thế nhưng 6% này cũng là đáng kể: năm 2011 Na Uy đã thu được 1,8 tỷ USD do bán cá tuyết (cá moru) và 4,8 tỷ USD do bán cá hồi.
Các dự án đắt tiền nhằm khai thác các mỏ dầu mới ở Bắc Cực có nghĩa là phải mời các nhà đầu tư. Điều này mở ra cho Trung Quốc “lắm tiền nhiều của” khả năng góp mặt trong khu vực và đảm bảo nguồn cung năng lượng.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: