Tờ báo do các công dân Trung Quốc sinh sống ở nước ngoài mang tên Duowei News đăng tải trong một bài viết. Washington từ lâu nhìn nhận khu vực Mỹ Latinh là “sân sau” của mình. Tờ Duowei cho hay, bắt đầu từ 200 năm về trước, Học thuyết Monroe (một chính sách ngoại giao) chỉ ra rằng, bất cứ nỗ lực hơn nữa của các nước châu Âu nhằm can thiệp tới các quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ sẽ được xem như là hành vi xâm lược, đòi hòi sự can thiệp của Mỹ.
|
Tổng thống Putin (ngoài cùng bên trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình (thứ hai từ phải sang) cùng các lãnh đạo khác của BRICS chụp ảnh lưu niệm ngày 15/7.
|
Học thuyết trên, cùng với Cương lĩnh Roosevelt từ đầu thế kỉ 20, tuyên bố rằng, Mỹ sẽ có những hành động can thiệp trong các cuộc đối đầu giữa châu Âu-Mỹ Latinh. Bằng cách làm này, nó sẽ cho phép Mỹ luôn giữ khu vực sân sau của mình trong vòng kiểm soát. Tờ báo này viết rằng, khu vực Mỹ Latinh là nơi thể hiện quyền lực chính trị cũng như sự bá chủ của Washington.
Tuy nhiên, sự kiểm soát của Mỹ trong khu vực này bắt đầu giảm xuống từ thập niên 1970 khi các quốc gia Latinh “bực bội” với vòng kìm kẹp của Washington, làm dấy lên phong trào phi Mỹ hóa. Sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, Washington ra sức tăng tầm ảnh hưởng của mình ở Latinh bằng việc thúc đẩy các cải cách dân chủ. Tuy nhiên, điều này khiến tiền tệ ở các quốc gia Latinh mất giá và không mang lại sự thịnh vượng kinh tế như ban đầu suy tính. “Điều đó dẫn tới một phản ứng dữ dội hơn từ các nước Latinh đối với Mỹ”, Duowei viết.
Điều này cuối cùng dẫn tới sự hình thành khối chính trị và kinh tế khu vực, bắt đầu với việc ký kết thỏa thuận hội nhập kinh tế giữa Cuba, Venezuela và Bolivia ở thủ đô Havana ngày 29/4/2006. Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ được thành lập năm 2008, trong khi các nước Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, Ecuador, Bolivia và Venezuela lập ra Ngân hàng khu vực Nam Mỹ vào tháng 9/2009. Từ tháng 10/2008, Brazil và Argentina cũng tuyên bố rằng, họ sẽ dần dần từ bỏ đồng đô la Mỹ trong thương mại song phương.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng tới Mỹ và làm suy giảm ảnh hưởng quốc tế của họ ở các khu vực gồm Mỹ Latinh, mở đường cho Mỹ và Trung Quốc thâm nhập vào khu vực này. Mỹ Latinh luôn dang rộng cánh tay để đón nhận những luồng đầu tư từ hai nước này như một cách để tăng quá trình phi hóa Mỹ.
Venezuela tỏ ra thiện ý đón nhận Trung Quốc để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ Mỹ. Việc mua bán dầu thô giữa hai nước tăng lên không ngừng, và hiện Trung Quốc là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ 4 vào thị trường Venuezuela.
Năm 2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, Học thuyết Monroe đã “không còn hiệu quả”. Tuy nhiên, có rất ít hi vọng để giành lại sự tin tưởng từ các nước Mỹ Latinh. Điều này càng khó khăn hơn khi mà cựu nhân viên CIA Edward Snowden tố giác rằng, Cỏ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã nghe trộm các cuộc điện thoại, thư điện tử và các dịch vụ thoại qua Internet ở Brazil và 13 nước Latinh khác, bao gồm Columbia và Mexico. Điều này dẫn tới Bolivia, Nicaragua và Venezuela đề nghị cấp tị nạn cho anh ta trong khi Tổng thống Brazil Rousself hoãn chuyến công du sang Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sang thăm các nước Trung và Nam Mỹ như là một trong những chuyến thăm nhà nước chính thức của ông sang khu vực này và ký kết các thỏa thuận. Cùng với đó, ông Tập cũng đang trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài từ 17/7-23/7 tới các nước như Brazil, Argentina, Venezuela và Cuba. Chẳng những vậy, Tổng thống Nga Putin trong 1 nỗ lực để tìm kiếm đối tác làm ăn mới cũng sẽ chính thức chuyến công du của mình tới Cuba, Argentina và Brazil cùng trong khoảng thời gian phía trên.
Washington dường như chưa có ý định từ bỏ sân sau của mình. Điều này giải thích lý do cho chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Mỹ Latinh, diễn ra ngay thời điểm trước thềm chuyến thăm của ông Putin và ông Tập. Tuy nhiên, với sự bài trừ Mỹ ở nơi đây, các nỗ lực tăng cường sự hiện diện của Nga và Trung Quốc sẽ chỉ tiếp tục mạnh mẽ hơn lên.