Tuần này, lần đầu tiên Iran sẽ tham dự hội nghị quốc tế về Syria và đưa ra tiếng nói của họ trong vấn đề này. Đây là nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài hơn bốn năm qua tại Syria và đến nay chưa có một tiến triển nào hướng tới hòa bình.
Iran - nước hậu thuẫn chính cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã bị loại khỏi tất cả các hội nghị trước đây về Syria. Việc Iran được tham dự tại hội nghị lần này đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ về vai trò của Tehran trong mục tiêu giải quyết vấn đề Syria. Thông tin này đã làm dấy lên sự tức giận từ phía phe nổi dậy Syria, những người nói rằng sự tham gia của Iran sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột.
Các nhân tố chính tham gia hội nghị lần này là Nga và Iran - hai nước bảo trợ hàng đầu của ông Assad, bên cạnh Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - các nước ủng hộ cho phe đối lập.
Tuần này, lần đầu tiên Iran sẽ tham dự hội nghị quốc tế về Syria và đưa ra tiếng nói của họ trong vấn đề này. Đây là nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm tìm ra một giải pháp cho cuộc nội chiến kéo dài hơn bốn năm qua tại Syria và đến nay chưa có một tiến triển nào hướng tới hòa bình.
Iran - nước hậu thuẫn chính cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã bị loại khỏi tất cả các hội nghị trước đây về Syria. Việc Iran được tham dự tại hội nghị lần này đánh dấu sự thừa nhận của Mỹ về vai trò của Tehran trong mục tiêu giải quyết vấn đề Syria. Thông tin này đã làm dấy lên sự tức giận từ phía phe nổi dậy Syria, những người nói rằng sự tham gia của Iran sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột.
|
Không quân Nga không kích trung mục tiêu IS tại tỉnh Idlib, Syria. Ảnh: Reuters/TTXVN |
Cuộc họp lần này, diễn ra vào ngày 29 và 31/10 ở Vienna (Áo) cũng sẽ đẩy Iran vào thế đối đầu tương tự với đối thủ đáng gờm nhất của họ trong khu vực, Saudi Arabia, làm dấy lên khả năng căng thẳng leo thang. Saudi Arabia cùng các nước vùng Vịnh khác đang vận chuyển vũ khí cho các phe nổi dậy ở Syria, trong khi Iran gửi viện trợ về tài chính, vũ khí và cố vấn quân sự tới đây để đảm bảo sự tồn tại của Chính quyền Assad.
Sự tham gia của Iran phản ánh vị thế mới của họ trong cộng đồng quốc tế sau khi Tehran đạt được thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới đầu năm nay. Điều này cũng cho thấy sự thay đổi “chấn động” sau cuộc can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Syria kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch không kích để bảo vệ lợi ích của ông Assad hồi tháng 9/2015. Cuộc can thiệp này đã củng cố lực lượng ủng hộ ông Assad.
Cuộc can thiệp của Nga - cùng với sự quả quyết rằng Nga đang tìm kiếm một giải pháp chính trị - đã tạo ra một động lực mới. Mặc dù không ai hy vọng vào một bước đột phá, nhưng hội nghị ở Vienna là nỗ lực thực chất nhất cho tới nay để chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của 250.000 người và hàng triệu người khác phải tha hương, kích động cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn và mở đường cho sự trỗi dậy của các phần tử Hồi giáo cực đoan khắp Trung Đông. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về hội nghị Vienna:
Thành phần tham dự
Các nhân tố chính tham gia hội nghị lần này là Nga và Iran - hai nước bảo trợ hàng đầu của ông Assad, bên cạnh Mỹ, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - các nước ủng hộ chính cho phe đối lập. Các quốc gia này, ngoại trừ Iran, đã tham dự vòng đàm phán đầu tiên ở Vienna tuần trước. Tuy nhiên, Chính quyền Assad và phe đối lập Syria không có mặt trong hội nghị lần này. Điều đó phản ánh mục đích cuộc họp ở Vienna chỉ mang tính tập hợp các nước, chứ không phải cuộc đàm phán giữa các bên tham chiến. Đây chỉ là nỗ lực của các cường quốc bên ngoài “nhúng tay” vào cuộc xung đột để đạt được đồng thuận chung về một giải pháp.
Nếu hướng đi này cuối cùng cũng dẫn tới tiến triển, các bên sau đó sẽ phải thuyết phục, hoặc thậm chí có thể ép buộc các đồng minh của họ ở Syria làm theo. Hội nghị lần này được mở rộng từ vòng đàm phán tuần trước, có thêm sự tham dự của các nước trong khu vực và châu Âu. Việc mở rộng từ cuộc họp riêng của các nhân tố chính sang một hội nghị quốc tế dường như nhằm đảm bảo rằng bất kỳ ai có thể ảnh hưởng đển cuộc xung đột cũng buộc phải ủng hộ kết quả dù như thế nào.
Các vấn đề cần giải quyết
Tiêu điểm của các cuộc đàm phán ở Vienna - và là vấn đề gây tranh cãi nhất - đó là tương lai của ông Assad. Các bên tham dự đang cố gắng khôi phục Thông cáo Geneva năm 2012 kêu gọi việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Syria có thể điều hành các cuộc bầu cử tự do và công bằng - một phần của quá trình chuyển giao chính trị lớn hơn. Tuy nhiên, trong 40 tháng kể từ khi thông cáo này được Nga, Mỹ và các nước khác (không bao gồm Iran) ký kết, các bên không hề có một động thái nào hướng đến việc thực thi, chủ yếu là bởi các cuộc đàm phán thường rơi vào bế tắc khi các bên bàn về vấn đề ông Assad nên đóng vai trò nào (nếu có) trong quá trình chuyển giao.
Mỹ nói rằng họ sẵn sàng cho phép ông Assad tham gia vào quá trình chuyển giao chính trị, nhưng ông Assad phải từ chức khi quá trình kết thúc. Saudi Arabia thì nói rằng ông Assad trước tiên phải ra đi, mặc dù quan điểm của nước này dường như đã dịu hơn.
|
Ngoại trưởng Iran Javad Zarif sẽ tham dự hội nghị này. |
Iran và ông Assad khẳng định rằng không hề có lý do gì để ông phải từ chức. Ông đã tái đắc cử hồi năm 2014 trong cuộc bầu cử vốn bị các nước phương Tây gọi là giả tạo giữa lúc cuộc nội chiến đang diễn ra. Nhiệm kỳ của ông sẽ kéo dài tới năm 2021. Các nhà lập pháp Nga, những người gặp gỡ Tổng thống Syria tuần trước, cho biết ông Assad sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn và ông sẽ ra tranh cử- dập tắt hy vọng của phe đối lập. Ngày 27/10, văn phòng Tổng thống Assad ra tuyên bố nhấn mạnh lại rằng ông Assad sẽ không xem xét bất kỳ sáng kiến chính trị nào “cho đến khi xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố”.
Khả năng giao tranh nổ ra
Việc mời Iran tham dự hội nghị, đặc biệt nếu không một thỏa thuận nào được ký kết, có thể sẽ kích động phản ứng dữ dội của các bên. Ngoại trưởng Saudi Arabia Al-Jubeir cho hay nếu hội đàm thất bại, “chúng tôi sẽ viện đến các phương án khác”. Ông không cho biết thêm chi tiết, nhưng những câu từ của ông cho thấy Vương quốc này sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho phe nổi dậy.
Một vấn đề khác đó là sự thiếu đoàn kết của phe đối lập. Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) tự nhận là đại diện của phe đối lập, song họ không hề có quyền lực gì đối với hàng chục nhóm nổi dậy trên chiến trường- từ những nhóm theo chủ nghĩa dân tộc tới các tay súng Hồi giáo cực đoan. Mặc dù nhiều nhóm đã thành lập liên minh, nhưng họ chịu sự điều khiển của các chỉ huy khác nhau và nhận được sự bảo trợ từ các bên khác nhau.
Điều gì có thể xảy ra?
Khó có khả năng một thỏa thuận cụ thể về Syria sẽ được sớm đưa ra sau các cuộc đàm phán, thậm chí ngay cả một viễn cảnh chung mơ hồ về tương lai nước này. Theo các quan chức Liên hợp quốc giấu tên, kết quả khả thi nhất đó là hội nghị sắp tới sẽ cam kết lại Thông cáo Geneva năm 2012, với lần này có sự tham gia của Iran và có thể một thỏa thuận để khởi động các cuộc đàm phán về việc thực thi quy trình chuyển giao chính trị mà họ kêu gọi.
Hy vọng le lói
Kết quả tốt đẹp nhất từ các cuộc đàm phán có thể sẽ là xây dựng lòng tin trong số các cường quốc vốn đã đẩy cuộc nội chiến Syria thành cuộc xung đột ủy nhiệm. Lý do duy nhất các bên trong cuộc chiến này đã đi được một chặng đường dài là bởi có sự trợ giúp từ bên ngoài. Tại Vienna, mỗi bên có thể sẽ thăm dò bên còn lại để tiến tới các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc sẽ thay đổi quan điểm của họ để hướng đến một quan điểm chung.