Theo nhà báo Dmitry Kosyrev của Sputnik, với sự bầu chọn hàng loạt những nhà lãnh đạo mới trên thế giới, kỷ nguyên mới có thể nói là đang bắt đầu.
|
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc chuẩn thuận quyết định của Quốc hội bãi chức Tổng thống Park Geun-hye. Ảnh: The New York Times |
Khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc chưa hề khép lại sau cuộc sau cuộc luận tội Tổng thống Park Geun-hye. Quần chúng nổi dậy phản đối chính phủ vì những biểu hiện tham nhũng nảy sinh dưới nhiều hình thức. Thứ nhất, do bạn thân của Tổng thống Park Geun-hye là bà Choi Soon-sil đã ảnh hưởng quá lớn tới các quyết định chính trị và kinh tế. Bà Choi bị cáo buộc tham nhũng 70 triệu USD.
Sở dĩ bà Choi Soon-sil sở hữu số tiền như vậy là nhờ lãnh đạo một số quỹ và lợi dụng sự ảnh hưởng mà nhiều người biết với bạn gái của mình là Tổng thống Park Geun-hye. Bất cứ ai muốn trục lợi từ quyết định từ Tổng thống Park đều có thể đóng góp cho các quỹ như vậy, nhưng chỉ mình bà Choi biết một phần số tiền này sẽ đi đâu.
Khá thường xuyên trong những năm gần đây, những cáo buộc tham nhũng đã được dùng để châm ngòi cho đám đông ở loạt quốc gia trên khắp các châu lục.
Sự kiện của Hàn Quốc giống ở những đâu? Ở Mỹ và Brazil. Trước chúng ta hiện ra vụ bê bối Quỹ Clinton và cách các nhân vật Mỹ cũng như nước ngoài đã giành được sự ưu ái của chính quyền dân chủ, đặc biệt khi ghế Tổng thống tưởng chừng đã thuộc về bà Hillary Clinton: đóng tiền cho quỹ. Câu chuyện này đã góp phần vào sự thất bại của đảng Dân chủ.
Còn ở Brazil , để luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, người ta cũng sử dụng cáo buộc tham nhũng. Đó là điều khó thể tin bởi sự quá lộ liễu của những thế lực hưởng lợi từ bê bối. Ở khía cạnh nào đó, người ta có thể chia vui với chiến thắng của công luận Hàn Quốc, nhưng khó có thể làm điều đó với bài học vừa mới đây ở Brazil.
Có thể nói đang diễn ra sự thay thế giới thượng lưu cầm quyền toàn cầu như ở Mỹ và châu Âu bằng các tầng lớp ưu tú có định hướng dân tộc.
Thời đại cách mạng — đó là khi đông đảo quần chúng cùng lúc lật đổ chính quyền ở nhiều nước, dù chỉ nhờ vào việc dự luận đọc báo và chứng kiến: khi khoảnh khắc mới đã đến thì mọi cái đều là có thể. "Vai trò lịch sử thế giới" của các sự kiện tháng Hai và tháng Mười năm 1917 ở Nga không là câu chuyện được thêu dệt, những sự kiện ấy đã cổ vũ rất nhiều dân tộc.
Theo nhà báo Kosyrev, tối thiểu là bởi công chúng đánh giá giới thượng lưu lạc hậu là tham nhũng, thông đồng với những nhà tư bản lớn. Đối với các cử tri, chính sách đối ngoại mà các nhà lãnh đạo này cố gắng thực hiện tuy quan trọng nhưng chỉ đóng vai trò thứ yếu.