Trước đó, chuyến bay QZ8501 đã mất tích vào sáng ngày chủ nhật tuần trước cùng với 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay.
Ngày 31/12, một đội tìm kiếm và cứu hộ quốc tế đã tìm thấy những mảnh vỡ và thân của chiếc máy bay ngoài khơi vùng biển Borneo – cách nơi nó phát ra tín hiệu cuối cùng khoảng 6 dặm – và sau đó đã được xác nhận là của chiếc QZ8501. Đến nay nguyên nhân của thảm hoạ này vẫn còn là một bí ẩn.
|
Vật thể không xác định trên biển, được cho là của chiếc máy bay QZ8501 |
1. Sự cố trên không
Khả năng đầu tiên, và có lẽ dễ xảy ra nhất, giải thích cho tai nạn này đó là một sự cố kĩ thuật nào đó đã khiến cho phi công buộc phải dừng máy bay ngay giữa không trung, lí do tương tự cũng đã dẫn đến vụ rơi một chiếc máy bay chở khách của hãng Air France năm 2009.
Trong vụ rơi máy bay của Air France trên biển Đại Tây Dương, một thiết bị đo tốc độ gió trên máy bay được cho là đã bị đóng băng – khiến cho phi công nghĩ rằng họ đang bay với tốc độ lớn hơn rất nhiều so với thực tế.
|
Các nhân viên đội tìm kiếm và cứu hộ lái máy bay đi tìm những mảnh vỡ và thi thể nạn nhân |
Theo lời cựu phi công chiến đấu của Hải quân Mỹ Steve Ganyard, sự phân tán của các mảnh vỡ được tìm thấy ủng hộ cho giả thuyết này. Một số chuyên gia cho rằng băng, chứ không phải giông bão, là nguyên do dẫn đến việc dừng máy bay trên không. Ông Ganyard nói: “Có thể chiếc máy bay đã ngừng hoạt động và lao xuống mặt đất với tốc độ 100-150 dặm/giây. Nó đã không va chạm với một tốc độ quá cao, điều có thể khiến cho nhiều mảnh vỡ bị phân tán khắp nơi - điều chúng ta không nhận thấy”.
Các chuyên gia khác lại nghĩ rằng chiếc máy bay của Air France do bay trong đêm, khiến cho phi công không thể nhìn thấy đường chân trời và ước lượng tốc độ, đối lập với chuyến bay QZ8501 khi nó đang thực hiện hành trình vào buổi sáng, nên phi công có thể thấy được mặt trời và nắm bắt được tốc độ của chiếc máy bay và đối phó với bất kì sự cố nào trước khi nó trở nên nguy hiểm.
2. Một vụ nổ nhỏ
Có thể trên chuyến bay đã có một quả bom nhỏ phát nổ, khiến cho chiếc QZ8501 mất tích khỏi màn hình radar và không hề phát ra tín hiệu kêu cứu nào trước khi va chạm.
Cựu phi công của Không quân Mỹ John Nance cho biết: “Có thể đã có một quả bom nhưng không đủ mạnh để thổi tung chiếc máy bay trên không trung, nhưng đủ để phả hỏng những dây cáp điều khiển của hệ thống thủy lực”.
|
Người thân của các nạn nhân xấu số đau buồn vì sự ra đi của họ |
Giả thuyết này được đưa ra bởi ông Nance khi cho rằng một vụ tai nạn kiếu như thế này đáng nhẽ phải có tín hiệu kêu cứu đến trung tâm điều hành bay – nhưng điều đã không xảy ra.
3. Lỗi con người
Khu vực nơi chiếc
QZ8501 rơi luôn bị các phi công nhiều kinh nghiệm tranh tiếp cận vì kiểu khí hậu khắc nghiệt ở đây – được mệnh danh là “nhà máy tạo giông”.
Chuyên gia hàng không Neil Hansford cho rằng ai đó đã “mắc lỗi” khi lên lộ trình cho chuyến bay. Ông nói: “Đáng nhẽ phải lên kế hoạch để đi vòng qua khu vực này, chứ không phải đi xuyên qua nó”.
Ông Hansford cũng nói rằng rào cản ngôn ngữ cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sai sót của phi công khi người kiểm soát không lưu nói tiếng Pháp trong khi cơ trưởng Iriyanto lại nói tiếng Bahasa là chủ yếu. Ông nói: “Tôi luôn tin rằng lỗi kĩ thuật không có liên quan gì ở đây”.
Tuy nhiên, cơ trưởng Iriyanto cũng là một cựu phi công đầy kinh nghiệm của không quân, người từng lái máy bay chiến đấu F-16 và đã có 20.537 giờ bay, 6.100 giờ trong số đó là trên loại máy bay Airbus A320.
4. Thời tiết
Dựa theo giả thuyết trên, có thể cơ trưởng đã xin ý kiến của trạm kiểm soát không lưu để tăng độ cao, ngay trước khi tín hiệu radio bị mất. Chuyên gia hàng không, cơ trưởng Mike Vivian cho biết rằng các cơn giông có thể trải dài hàng ngàn feet trên cao và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho máy bay.
|
Khu vực chiếc máy bay QZ8501 rơi nổi tiếng là có nhiều điều kiện thời tiết bất lợi, gây nguy hiểm |
Bất chấp điều này, các phi công – nhất là trong khu vực xung quanh Indonesia – đều rất có kinh nghiệm xử lý các tình huống như vậy và các máy bay chở khách cũng được thử nghiệm và chứng minh có thể chống chọi những điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến nó.
5. Sự bào mòn kim loại
Qui trình tăng áp và giảm áp trong mỗi lần cất cánh và hạ cánh có thể khiến cho kim loại bị yếu đi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Độ ẩm trong khí hậu của vùng Đông Nam Á khiến cho tốc độ ăn mòn trong 13.600 chu kì hạ cánh của máy bay tăng lên.
Nhưng đây không có nhiều khả năng là một phần lí dó dẫn đến vụ tai nạn khi mà chiếc máy bay chở khách mới chỉ được sử dụng trong 6 năm.
6. Lỗi máy móc
Kể từ khi ra mắt năm 1988, dòng máy bay A380 đã có mặt trong 26 vụ tai nạn, trung bình một năm lại có một vụ.
|
Quân đội Indonesia khẩn trương triển khai phục vụ trang thiết bị cho việc tìm kiếm các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân |
Tuy vậy, A320 – vốn được biết đến là “ngựa thồ” của hàng không hiện đại – có một thành tích an toàn rất tốt với chỉ 0.14 vụ tai nạn chết người xảy ra trên 1 triệu lần bay, theo như nghiên cứu an toàn của hãng Boeing. Chuyên gia hàng không Gideon Ewers cho biết 26 vụ tai nạn máy bay đó là do nhiều lí do khác chứ không phải vì sự cố máy móc.
7. Cố sát hoặc tự sát
Một giả thuyết khác có thể là một phi công đã cố sát hoặc tự sát. Ông Nance cho biết đã có ít nhất 3 vụ việc như vậy xảy ra trong 20 năm qua.
8. ‘Bàn tay đen’
Đây là giả thuyết cuối cùng, và cũng rất mơ hồ. Một bài đăng bí ẩn vào ngày 15/12 trên một diễn đàn trên mạng ở Trung Quốc có nội dung cảnh báo mọi người về những chuyến bay của hãng AirAsia, đã trở nên rất phổ biến sau khi vị tai nạn máy bay QZ8501 xảy ra, khi những chuyến bay này bị bọn ‘Bàn tay Đen’ nhắm đến.
‘Bàn tay Đen’ được hiểu là các tổ chức bí mật, hoạt động ngầm, trước đó đã có liên quan tới vụ mất tích máy bay MH370 của hàng hàng không Malaysia.
Sau nhiều hoạt động, với hàng trăm ngàn lượt đọc và bàn luận về bài đăng này, tài khoản của tác giả bài đăng đã biến mất trên mạng vào hôm 17/12.