Tàu sân bay George H. Bush răn đe ai ở Syria?

Google News

(Kiến Thức) - Vì sao tàu sân bay George H. Bush với với hơn 80 chiến đấu cơ và tên lửa hành trình lại được đưa đến Địa Trung Hải vào thời điểm này?

Và mục tiêu răn đe, thậm chí tấn công, của chiếc tàu sân bay George H. Bush mạnh nhất của Mỹ là ai?
Tau san bay George H. Bush ran de ai o Syria?
 Tàu sân bay George H. Bush ở Địa Trung Hải. Ảnh: US Navy
Nga chắc chắn không phải là mục tiêu răn đe của Mỹ, thậm chí cả lực lượng không quân và hải quân mà Moscow đã đưa tới Syria. Washington và Moscow dường như không sẵn sàng đối đầu trực tiếp với nhau vì Syria và Tổng thống Bashar Assad. Đối đầu trực tiếp Nga-Mỹ ở Syria chắc chắn sẽ không xảy ra ngày trước khi Tổng thống Donald Trump gặp mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (CHLB Đức).
Quan hệ Nga-Mỹ có nhiều giai đoạn thăng trầm trong cuộc chiến ở Syria, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như đã vượt qua giai đoạn vực dậy chế độ Assad, đồng thời thiết lập được một chuỗi căn cứ không quân và trên bờ Địa Trung Hải phía tây Syria.
Vốn đã được không quân Nga hỗ trợ đắc lực, chế độ ở Damascus còn nhận được sự giúp đỡ của Iran và Hezbollah.
Không giống như người Nga, sự hiện diện của các lực lượng Iran và Hezbollah trực tiếp đe dọa an ninh quốc gia của Israel.
Cách đây hai tháng, Tổng thống Donald Trump viếng thăm Riyadh và nhấn mạnh liên minh giữa Mỹ và các nước Arập do người Hồi giáo dòng Sunni chi phối. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, Tổng thống Trump dường như đã bày tỏ lập trường của Mỹ đối với liên minh Shiite do Iran lãnh đạo.
Nhưng trong tuần này, kế hoạch Riyadh nhằm đối phó với liên minh Shiite do Iran lãnh đạo và bãi bỏ thỏa thuận hạt nhân đã ký với Tehran rõ ràng đã bị gạt ra rìa.
Ngay cả khi Washington rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân với Iran, thì điều này cũng không mang lại cái gì khác biệt. Trong những tháng gần đây, Iran đã có tiến bộ vượt bậc trong chương trình tên lửa-hạt nhân. Tehran đã phát đi một thông điệp cứng rắn, khi bắn nhiều tên lửa đạn đạo từ miền tây Iran vào các mục tiêu của phiến quân IS ở miền đông Syria.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã không hề lên tiếng phản đối vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran vào lãnh thổ Syria.
Không dừng lại với việc phóng tên lửa tầm trung, các lực lượng Syria, Iraq và Iran đã đi vòng qua khu vực do các lực lượng được Mỹ ủng hộ đóng trên tam giác biên giới Syria-Jordan-Iraq và kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn dọc theo biên giới Syria-Iraq.
Cuộc tấn công mở rộng khu vực chiếm đóng ở miền đông Syria này có hai hậu quả:
1.Các lực lượng được Iran hậu thuẫn ở đông Syria đã hoàn toàn cô lập lực lượng đặc biệt và phiến quân được Mỹ hậu thuẫn đang triển khai trong tam giác biên giới Syria-Iraq-Jordan.
2. Trong khi không công khai tuyên bố ủng hộ chiến dịch biên giới do Iran chỉ đạo, người Nga đã bí mật giúp đỡ bằng cách cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hậu cần.
Ngày 29/6, Thủ tướng Benyamin Netanyahu long trọng tuyên bố ở Katzrin, một thị trấn trên Cao nguyên Golan, rằng ông sẽ không bao giờ cho phép quân đội Iran đến sát biên giới Israel.
Tuy nhiên, Quân đội Syria và lực lượng nổi dậy lao vào một cuộc chiến ác liệt ở thị trấn Al-Baath, chỉ cách biên giới Israel có 3 cây số. Trên thực tế, người Iran đã đến sát biên giới Israel và Hezbollah đã cử một sư đoàn đặc nhiệm rất thiện chiến đến khu vực tây nam Syria, sát biên giới Jordan và Israel. Nhưng cũng giống như Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu đã chọn cách làm ngơ trước diễn biến nhanh chóng và đầy nguy hiểm đối với an ninh của Nhà nước Do Thái này.
Minh Châu (Theo DEBKAfile)

>> xem thêm

Bình luận(0)