“Mỹ đến tin tưởng về sự hiệu quả của cuộc cách mạng màu. Chiến thuật này thực sự phát huy ở Yugoslavia, Gruzia,
Ukraine và một số quốc gia khác ở Trung Đông. Tuy nhiên ở Nga, Belarus và Venezuela, cách thức này không còn đem lại lợi thế cho Washington. Có lẽ, bây giờ, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) quyết định ra tay ở Hồng Kông”, tay viết Brown cho hay.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao CIA lại chọn Hồng Kông làm mục tiêu vào thời điểm này. Ông Brown tin tưởng rằng, các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông có liên hệ trực tiếp với Quỹ Quốc gia hỗ trợ Dân chủ Mỹ (NED), vốn là tấm bình phong cho CIA. NED là tổ chức đã hoạt động nhiều năm ở Hồng Kông.
|
Những người biểu tình Hồng Kông tụ tập ở con phố Nathan, quận mua sắm sầm uất Mong Kok ngày 3/10.
|
Điểm cần lưu ý đó là tất cả các tổ chức phi chính phủ đó đều hoạt động ở những quốc gia từng chứng kiến các cuộc cách mạng màu. Nhằm tìm hiểu về các tấm bình phong này của CIA, ông Brown đưa một danh sách dài các tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ Mỹ cung cấp tài chính đang hoạt động ở Nga.
Tuy nhiên, kể từ khi Quốc hội
Nga thực hiện các hành động quyết đoán chống lại các tổ chức này, các quốc gia khác cũng đề cao cảnh giác hơn về vấn đề trên.
Ở Ukraine, những kẻ đạo diễn cuộc đảo chính đã buộc được những người trên quảng trường trung tâm ở Kiev không giải tán. Đồng thời, CIA đã tuyển mộ những phần tử cấp tiến vốn là những kẻ dân tộc chủ nghĩa Ukraine. Hàng ngày, CIA trả tiền cho chúng để chúng “tạo ra địa ngục”, mang đến sự hủy hoại và chết chóc. Tất cả những điều đó chính là một phần của kế hoạch trị giá 5 tỷ USD mà bà Victoria Nuland, hiện là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, từng khoe khoang, ông Jeff Brown viết.
Quay trở lại trường hợp ở Hồng Kông, CIA đã cố gắng tìm ra một khe hở trong “vỏ bọc thép” của Trung Quốc. Những người dân địa phương (hầu như ở khắp mọi nơi) đều cảm thấy bất mãn với nạn tham nhũng trong hàng ngũ quan chức. Giới thanh niên tin rằng, các cuộc cách mạng có thể đẩy lùi nạn tham ô này.
“Các vấn đề về kinh tế, giáo dục và nghề nghiệp trong cuộc sống ở Hồng Kông gần đây thực sự nghiêm trọng”, ông Brown nói và CIA đang lợi dụng điều đó cho để phục vụ cho âm mưu của họ.
Chưa kể, ở Hồng Kông, dường như
Mỹ có phần dễ ra tay hơn. Cụ thể, chính phủ Trung Quốc cam kết rằng, họ “sẽ không thay đổi lối sống” và hệ thống quản lý đối với đặc khu từng là thuộc địa Anh này cho tới năm 2047. Các nhà tài phiệt xứ Cảng thơm này cũng đang tác động không nhỏ tới đại bộ phận dân chúng nơi đây. Đây cũng là một đặc điểm tương đồng với Ukraine.
|
Người dân tập trung biểu tình ở Quảng trường Maidan, thủ đô Kiev.
|
Và theo ông Brown, nếu Bắc Kinh không buộc các tỷ phú Hồng Kông chia sẻ lợi ích với người dân ở tầng lớp lao động thì Mỹ sẽ biến điều đó trở thành “vết dầu loang”.
Và một khi tình hình ở đặc khu hành chính này lâm vào thế nghiêm trọng, giới lãnh đạo Bắc Kinh buộc lòng phải áp đặt lệnh thiết quân luật hay triển khai binh sĩ tới đây thì đó lại là “một thắng lợi tuyên truyền to lớn” của Mỹ.
Theo ông Brown, chính điều này người Mỹ đang tìm cách có được từ Vladimir Putin và vùng lãnh thổ ly khai miền đông Ukraine - cái có thể là “một thắng lợi tuyên truyền thế kỷ” đối với phương Tây. Việc đó được làm để phá hủy các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Nga và châu Âu, và như vậy là bảo đảm rằng, châu Âu vẫn sẽ là một chư hầu vô định hình và ngoan ngoãn của Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ về việc, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của toàn đất nước Trung Quốc.