Xét về mặt dài hạn, các quan chức Bắc kinh vẫn mong muốn thu được lợi ích từ việc bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, đồng thời luôn tìm kiếm sự đổi thay trong hành vi của Triều Tiên.
Do đó, trong thời gian gần đây, Trung Quốc chưa bộc lộ rõ các chính sách ngắn hạn, ngoại trừ việc các nhà hoạch định chính sách sử dụng chiến thuật và phát ngôn sắc bén hơn đối với Trung Quốc.
Các nhà chính trị Trung Quốc đang thấy mình ở một vị trí “tiến thoái lưỡng nan”. Kể từ cuối năm 2008, Bắc Kinh luôn cố gắng tìm cách nối lại vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhưng Triều lại khăng khăng không chịu chấp nhận các điều khoản do Mỹ và Hàn đề xuất. Và họ cũng sớm nhặn ra rằng, Triều Tiên đóng một vai trò chiến lược trong các mục tiêu của Bắc Kinh ở Châu Á và có thể còn xa hơn. Khi Triều Tiên luôn đe dọa sẽ tiến hành cuộc chiến hạt nhân, thì Mỹ và đồng mình cũng đồng thời tăng cường sức mạnh trong khu vực. Đây thực sự là mối đe dọa đối với Trung Quốc.
Do vậy, dù cộng đồng quốc tế luôn giục Trung Quốc phải âp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối quốc gia Bắc Á để ép Bình Nhưỡng nhượng bộ trong các cuộc hội đàm, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh vẫn làm ngơ trước yêu cầu đó. Luôn lấy Triều Tiên làm “bình phong” trong cuộc chiến với các nước phương Tây, song Trung Quốc cũng không ít lần “bực mình” trước người láng giềng lâu năm này. Điển hình, các doanh nhân và chính phủ Trung Quốc đã chi khá nhiều tiền vào Triều Tiên để đẩy mạnh kinh tế nước này, nhưng dường như số tiền đó không phát huy hiệu quả. Tóm lại, Triều Tiên vừa là đồng minh thân cận vừa là lá chắn của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với phương Tây.
|
Con sông biên giới giữa hai nước Trung-Triều.
|
Mặt hạn chế trong chính sách mới của Bắc Kinh đối với Triều Tiên được thể hiện rõ ràng ở tôn chỉ “ba không”: không chiến tranh, không vũ khí hạt nhân, và không gián đoạn trong các cuộc đối thoại. Để khẳng định điều này, ngày 21/7/2013, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu với ông Kim Kye Gwan, Thứ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên rằng: “Trung Quốc luôn luôn tuân thủ cam kết phi hạt nhân ở bán đâỏ Triều Tiên, bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực cũng như giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình”.
Thực tế, mối quan hệ giữa hai nước đã suy giảm mạnh kể từ sau khi ông Kim Jong-il qua đời hồi năm 2011. Nhiều tháng sau đó, Triều Tiên đã cắt đứt liên lạc với Trung Quốc và các quốc gia khác, không theo lời khuyên của Trung Quốc về việc đồng ý cho quan chức nước ngoài kiểm tra các cơ sở hạt nhân của mình, và có những hành động gây hại tới Trung Quốc. Mối quan hệ này lên tới giai đoạn đỉnh điểm khi Triều Tiên thông báo sẽ tiến hành bắn thủ tên lửa tầm xa.
Đối phó với các động thái này của Triều Tiên, chính quyền Bắc Kinh liền đưa ra các tuyên bố cứng rắn về chính sách hạt nhân của Bình Nhưỡng và áp dụng lệnh trừng phạt mới. Đại diện của Trung Quốc không còn coi nhẹ tham vọng hạt nhân của quôc gia Bắc Á này. “Trung Quốc kiên trì theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Điều này không chỉ vì lợi ích của riêng chúng tôi mà còn vì lợi ích chung của các bên liên quan, trong đó có cả Triều Tiên và Hản Quốc”, trích lời phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị trong một diễn đàn ở Bắc Kinh hồi tháng 7/2013.
Sách lược cụ thể đối với Triều Tiên của Trung Quốc ngày càng cứng rắn hơn. Bây giờ, Trung Quốc thường hay giải quyết các vấn đề với nước này thông qua các cơ quan ngoại giao. Trước đây, các cơ quan cầm quyền mới là kênh trung gian liên hệ giữa hai nước. Đơn cử, hồi tháng 4/2012 sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa, ngay lập tức chính quyền Trung Quốc cho phép 5 tị nạn gốc Triều Tiên ở lại trụ sở ngoại giao của Hàn Quốc ở Bắc Kinh. Hay như, hồi đầu 2013, Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết 2094 của LHQ về việc áp dụng thêm lệnh trừng phạt kinh tế mới đối với Triều Tiên.
|
Liệu rằng, vượt qua những sóng gió gần đây, mối quan hệ này có tiến triển?
|
Tuy “bằng mặt nhưng không bằng lòng” với đất nước Bắc Á này, nhưng Trung Quốc vẫn rất sốt sắng trong việc nối lại vòng đàm phán 6 bên, vốn bị gián đoạn từ cuối năm 2008, để làm giảm căng thẳng liên Triều và nguy cơ về một cuộc chiến tranh trong khu vực. Nhằm thúc đẩy đối thoại hòa bình, Bắc Kinh thường cảnh báo Washington và đồng minh không nên đe dọa sử dụng vũ lực đối với Triều Tiên nhằm tránh các hành động trả đũa của nước này.
Thời gian gần đây, các nhà phân tích Trung Quốc nhất trí rằng, quan điểm mà Trung Quốc cọi Triều Tiên là một bước đệm chiến lược trong cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ đã phai mờ. Quân đội Mỹ có thể dễ dàng tấn công vào Trung Quốc bằng lực lượng hải quân và không quân mà không cần đổ bộ lên đất liền qua khu vực bán đảo Triều Tiên. Đây được coi là một tư duy mới mẻ, song có đủ khiến các lãnh đạo Bắc Kinh thay đổi chính sách lâu nay mà họ đã áp dụng đối với Triều Tiên hay không?