Những “ngộ nhận chết người” trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Google News

(Kiến Thức) - Bán đảo Triều Tiên đang ở bên bờ vực chiến tranh, với một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến một cuộc chiến vô cùng thảm khốc.

 Ảnh minh họa.

Điều nguy hiểm nhất là cả hai bên đều “ngộ nhận”, không “biết người, biết ta”.

Bình Nhưỡng cho rằng Mỹ đang suy yếu, sau khi phải rút quân khỏi Iraq và đang phải rút quân khỏi Afghanistan. Trong khi đó, Washington lại có ý nghĩ rằng một cuộc tấn công tên lửa hạt nhân của Triều Tiên là khó có thể xảy ra và phần nhiều là thủ đoạn hù dọa của Bình Nhưỡng. Cả hai bên đều chưa tính hết được mức độ quyết đoán (liều lĩnh) của nhau.

Triều Tiên lớn tiếng đe dọa Mỹ bởi vì nghĩ rằng nước Mỹ đang trên đà suy yếu và khó có thể tấn công giáng trả nước này hơn bao giờ hết. Điều này cũng giống như cách hành xử của đám cowboy trẻ trong các bộ phim miền tây hoang dã của Hollywood mà cố lãnh đạo Kim Jong-il từng ưa thích. Trong các bộ phim này, cánh cowboy trẻ thường mạo hiểm “thách đấu” cánh cowboy già "sát thủ" đã thành danh.

Một nhà ngoại giao Trung Đông cho rằng việc Mỹ đã rút khỏi Iraq, đang rút quân khỏi Afghanistan và do dự trong hành động ở Syria khiến cho các đối thủ nghĩ rằng cường quốc quân sự số 1 thế giới này đang ngày càng suy yếu. Các nước này thường hay nhẫm lẫn giữa “những gì nước Mỹ dường như sẵn sàng hoặc không sẵn sàng làm ” với hành động trên thực tế.

 
Điều này không có nghĩa là Mỹ sẽ lại theo đuổi chính sách liều lĩnh trong nhiệm kỳ đầu tiên của chính quyền George W. Bush, với những tổn thất vô cùng to lớn về người và của (hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghannistan dự kiến sẽ khiến cho nước Mỹ mất tới 4.000-6.000 tỷ USD). Thế nhưng, Triều Tiên cũng không nên “ngộ nhận” rằng chính quyền Obama quá nhút nhát, khi không dám can thiệp quân sự vào Syria.

Giống như cánh cowboy trẻ thách đấu cowboy già thành danh vì nghĩ rằng mình rút súng nhanh hơn trong các bộ phim Hollywood, Triều Tiên đã ngộ nhận về “sự suy yếu” của Mỹ cũng như mức độ “nguy hiểm” của chính quyền Obama.  

Tổng thống Obama đã nhiều lần chứng tỏ rằng ông ta hành động rất quyết đoán trong các tình huống khẩn cấp. Ông này đã không ngần ngại tăng gấp đôi quân Mỹ ở Afghanistan, mở rộng cuộc chiến chống khủng bố bằng máy bay không người lái hoặc đột kích hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, bất chấp việc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao với  nước “đồng minh” này. Dưới thời Obama, Mỹ đã không ngần ngại dùng tên lửa Tomahawk tấn công, lật đổ chế độ của đại tá Gaddafi ở Lybia.

Nước Mỹ có thể không hiếu chiến như thời Tổng thống George W. Bush, nhưng sẽ là “nguy hiểm chết người”, khi ban lãnh đạo ở Bình Nhưỡng nghĩ rằng Tổng thống Obama là “vịt què” nhu nhược.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:


Lê Chân (theo CNN)

Bình luận(0)