1. Nga có thể điều quân sang Ukraine theo đường khu tự trị Crimea hoặc khu vực miền đông của Ukraine
Nga có thể di chuyển quân xung quanh theo một chiến thuật nhằm nhắc nhở Ukraine về sức mạnh quân sự trong khu vực. Nếu đánh Ukraine, Nga hướng tới hai địa điểm: khu tự trị Crimea và khu vực miền đông của Ukraine. Trước tiên, Crime luôn là cứ điểm quan trọng đối với nước Nga. Trong trường hợp can thiệp quân sự vào Kiev, Moscow có thể dễ dàng điều quân từ lực lượng có sẵn ở Crime và điều thêm quân tấn công vào khu vực miền đông Ukraine.
|
Những tay súng vũ trang (được cho là lính Nga) đang tuần tra các con phố ở Crimea.
|
Tuy nhiên, cựu Đại sứ Mỹ ở Ukraine ông Steven Pifer nhận định, ngoài Crime (miền nam Ukraine), Nga còn nhắm tới khu vực miền đông nước này, vốn có quan hệ thân thiết với Nga. Do hệ thống phòng thủ tập trung ở phía tây, nên Ukraine sẽ khó lòng chống trả một khi bị tấn công từ phía đông nước này.
2. Kích động một cuộc chiến giống với vụ Gruzia hồi 2008
Việc kích động một cuộc chiến là cách thức thông thường để bắt đầu chuỗi hành động khiêu khích hơn. Đó chính là cách mà Tổng thống Nga Putin từng áp dụng trong khu vực Ossetia ly khai ở Gruzia. Những động thái gây hấn của ông đã thổi bùng cuộc chiến ở Gruzia. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mọi mặt, cuối cùng Nga đã giành phần thắng trong cuộc đụng độ này. Vì vậy, ông Putin có thể hi vọng, với cách thức tương tự như với Gruzia năm xưa, Nga có thể đánh bại Ukraine.
|
Quân lính Nga tiến vào Gruzia.
|
Điều này có thể giải thích cho những hoạt động của lực lượng mặt đất của quân Nga. Những nhà báo AP đã phát hiện đoàn xe bọc thép chở quân lưỡng cư (APC) mới của Nga ùn ùn kéo qua Sevastopol thẳng tiến về thủ phủ Simferopol của khu tự trị Crimea. Động thái này của Moscow có phần nguy hiểm và thậm chí còn là “bàn đạp” đẩy Kiev về phe NATO. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, cách làm này cũng phát huy mặt lợi thế của nó, nhất là trên phương diện kinh tế.
3.Tái lập một chính phủ thân thiện ở Kiev
Đây là tình huống có ít khả năng xảy ra nhất. Về mặt lý thuyết, ông Putin sẽ cố gắng khôi phục một chính phủ thân thiện ở Kiev bất chấp sự phản ứng mạnh mẽ từ Mỹ, Anh, Pháp hay Đức. Lý giải động thái này chỉ, các nhà quan sát cho rằng, một khi cuộc nội chiến ở Ukraine xảy ra, an ninh biên giới của Nga cũng sẽ gặp nguy hiểm. Tình hình Chechnya là một bài học xương máu mà Nga cần phải rút kinh nghiệm.
|
Người dân đổ ra đường biểu tình ở Kiev.
|
Còn đối với Ukraine, ông Putin vẫn có thể xoay chuyển tình hình dựa vào tầm phạm vi ảnh hưởng của mình. Đơn cử, vị nguyên thủ Nga này sẽ tìm cách đưa Ukraine trở về quỹ đạo của Mosow. Trong rất nhiều cách để bảo vệ những quốc gia từng thuộc Liên Xô mà ông Putin có thể áp dụng thì việc lập ra một khối liên minh nhằm chống lại Liên minh châu Âu (EU) là một điều cần đáng bàn.