Những điều kỳ lạ ở đất nước ly khai miền đông Ukraine
Anh lính Ukraine trả lại hộ chiếu và vẫy tay ra hiệu cho chiếc xe ra khỏi chốt kiểm tra. Anh giải thích: “Chúng tôi đang ghi lại thông tin của những người đi về phía đông, khi mà nhiều phần tử ly khai vẫn thường đi qua những chốt kiểm soát này bằng cách ngụy trang để đến Donetsk. “Bây giờ đây là ranh giới hành chính”.
Cảnh vật 2 bên đường vẫn không có gì thay đổi, vẫn là sự ảm đạm và buồn chán, mệt mỏi. Thế rồi anh Grisha, tài xế, cười nói: “Chỉnh lại đồng hồ đi. Chúng ta đang ở trên một đất nước khác rồi”.
|
Quảng trường Lenin ở Donetsk |
Khi mà phần còn lại của Ukraine vặn lại đồng hồ vào cuối tuần trước, chính quyền ly khai điều hành phần lớn khu vực Donetsk và Luhansk lại từ chối làm vậy. Thay vào đó họ đồng bộ thời gian với Moscow, một động thái cho thấy rõ mối quan hệ của họ với Nga và sự chối bỏ đối với Ukraine và châu Âu.
Anh Grisha nói: “Mọi chuyện rất tuyệt, giờ tôi đã ở cùng múi giờ với người thân và bạn bè ở Nga khi gọi điện cho họ”.
Đi xa hơn một đoạn, anh nói: “Có hơi khó chịu khi cứ phải kiểm tra xem mọi người đang theo múi giờ nào khi lên kế hoạch gặp mặt, xe buýt, tàu hỏa, hẹn gặp bác sĩ , những việc như vậy. Và đó thậm chí còn không phải là trên toàn khu vực: nếu ở đâu có Quân đội Ukraine thì ở đó sẽ theo giờ Ukraine, nếu ở đâu có quân ly khai, ở đó theo giờ Moscow – lái xe 20 km ở một vài chỗ và bạn sẽ phải chỉnh đồng hồ tới 5 lần”.
Cuộc sống đã trở nên kì lạ theo cách rất nhanh đối với những người sống ở Donetsk. Hai năm trước, thành phố công nghiệp này đang ở lúc giàu có nhất, khi những khách sạn, công viên, quán bar và nhà hàng mọc lên để đón chào hàng trăm nghìn người hâm mộ đến đây để xem vòng chung kết Euro 2012.
Giờ thì nhiều mảng mặt kính bên ngoài sân Donbass Arena đã vỡ tan tành vì đạn pháo, và mặc dù vẫn còn những tấm bảng quảng cáo bán vé cả mùa của đội Shakhtar Donetsk, đội bóng giàu có và mạnh nhất Ukraine, đội bóng này vẫn phải chơi sân nhà ở sân vận động cách đó 1200km ở thành phố Lviv.
|
Một cánh của sân Donbass Arena sau một vụ cháy |
Trên Đại lộ Pushkin, nơi hoạt cảnh thể hiện người công nhân thép xứ Wales John Hughes đã sáng lập ra thành phố Donetsk năm 1869, công nhân vẫn đang trồng những luống hoa chuẩn bị cho một đại hội thể thao với mục đích thắt chặt hơn quan hệ với châu Âu.
Ông Oleg, người công nhân đang leo thang để sửa một bóng đèn đường, nói: “Đừng nói chuyện bóng đá với tôi. Đây giống như một thế giới khác. Nhưng ít nhất chúng tôi vẫn được trả lương. Chúng tôi không biết ai trả, Kiev hay những người mới đến, nhưng chúng tôi vẫn có tiền là được. Con gái tôi và chồng nó làm việc ở mỏ than mấy tháng nay vẫn chưa được trả lương”.
Cách đó vài bước, khoảng 30 người người phụ nữ đã lớn tuổi đang tụ tập trước lối vào của tòa nhà hội đồng của khu vực mà giờ đây là trụ sở của nhà nước tự xưng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR).
|
Cầu đường ray bị phá hủy vì đạn pháo |
Giữa đám đông những người đang mặc toàn áo khoác màu sáng, tóc dày và đội mũ nồi lông, một phụ nữ mảnh khảnh thuộc chính quyền quân ly khai làm tan đi những thắc mắc của người dân bằng cách lặp đi lặp lại những từ đầy sức mạnh: “Đó là thông tin sai lệch. Đừng nghe theo những thông tin sai lệch”.
“Thông tin sai lệch”, bà Lyudmila vừa mỉa mai vừa gật gù như thể đã biết trước kết quả này. Bà nói: “Chúng tôi nghe nói nếu đến đây thì có thể đăng kí lại bằng cách nào đó và nhận lương hưu. Chúng tôi vẫn chưa được nhận lương hưu từ tháng 7 đến giờ”. Nhiều tháng nay, các tấm áp phích chỉ trích những nhà lãnh đạo “phát xít” của Ukraine và những người hậu thuẫn họ ở phương Tây được treo trên những bức tường, cùng với đó là những bài ca về nước Nga, tổng thống Putin và đất nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk non trẻ, chưa được công nhận.
Một tấm áp phích viền đen được treo để tưởng niệm những nạn nhân trên chuyến bay MH17 của Hàng không Malaysia bị bắn rơi ở gần Donetsk hồi tháng 7, nó viết: “trong tội ác chiến tranh do Quân đội Ukraine gây ra”.
Trong các chung cưm thang máy không thể hoạt động, và cầu thang thì chật cứng những túi, hộp và những tên lính gác có súng to lớn. Bên trên, những ô kính vỡ được che lại bằng giấy khiến cho có thể nhìn thoáng vào trong từng tầng, nơi trật tự dường như không hiện hữu.
|
Khu nhà chung cư xuông cấp nghiêm trọng vì đạn pháo. |
Giờ thì hành lang đã sạch sẽ, thang máy lại hoạt động và cảm giác hỗn loạn đã lắng xuống, các cơ quan nhà nước đã bắt đầu hoạt động, mới đây nhất là ngân hàng trung ương . Nhiều lúc, những nhà lãnh đạo của DNR còn tuyên bố rằng đồng tiền hryvnia của Ukraine sẽ được thay bằng đồng ruble của Nga. Mặc cho Kiev có đồng ý hay không, và bất chấp những trừng phạt về kinh tế đã giáng đòn nặng nề vào lực lượng ly khai và những người hậu thuẫn họ từ Nga, DNR sẽ không thể biến mất.
Tháng 8, Quân đội Ukraine đã gần như đánh bại được họ, nhưng nhờ chiến thuật hợp lý cùng sự trợ giúp từ Nga, quân ly khai lật ngược thế cờ. Quân ly khai phản công và giành được vùng đất ven biển, khiến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phải thỏa thuận ngừng bắn.
Thay vì rút quân, quân đội ly khai đang có nhiều khả năng đánh chiếm thêm nhiều vùng đất của chính phủ Ukraine và hợp nhất dưới sự hồi sinh của Nước Nga Mới, vốn bao gồm một phần của nước Ukraine ngày nay nằm dưới sự cai quản của Nga Hoàng 150 năm trước.
Phần lớn trong số 7 triệu người sống ở Donetsk và Lugansk sẽ cảm thấy khó khăn với cuộc sống mới này – với việc thay đổi múi giờ, nợ lương hưu, hàng không ngưng trệ và “ranh giới hành chính” – và những thay đổi này sẽ còn kéo dài.
Người dân miền đông nhận xét về cuộc bầu cử
Ngày 2/11, 2 nước Cộng hòa Donetsk và Luhansk – với sự ủng hộ công khai từ phía Nga tiến một bước đi nữa đến sự ly khai lâu dài, bền vững với Ukraine.
Cuộc bầu cử sẽ được tìm ra những nhà lãnh đạo cho các nước cộng hòa và đại biểu cho một “hội đồng nhân dân mới”. Riêng với đất nước ly khai kì lạ này, việc bỏ phiếu sẽ khá lạ lùng. Người dân ở Donetsk có vẻ như chỉ biết đến một ứng viên lãnh đạo duy nhất – “Thủ tướng” quân ly khai hiện tại Alexander Zakharchenko, và gương mặt của ông chiếm trọn những biển quảng cáo trong thành phố. Cuộc bầu cử Quốc hội còn kì lạ hơn nữa, khi mà người dân địa phương vẫn chưa chắc chắn đảng hay tổ chức nào đang hoạt động, chứ chưa cần biết chính sách của họ là gì.
|
Một em bé chơi đùa bên chiếc xe tải bị lật của Quân đội Ukraine |
Anh Sergei, một công nhân mỏ, nói: “Tôi nghĩ là đảng cộng sản đang lãnh đạo. Nhưng chúng tôi biết mọi chuyện đã được định đoạt như thế nào, ở đâu”.
Ý của anh là ở nước Nga, chứ không phải trụ sở quân ly khai, nhưng điều này không làm anh thấy phiền lòng. Anh giải thích: “Tôi ủng hộ DNR, và tôi không muốn sống trong đất nước Ukraine nữa. Nhất là với những gì họ đã làm với chúng tôi, và những thương vong mà chính quyền Ukraine đem lại”.
Hơn 3700 người đã thiệt mạng kể từ tháng 4, và khoảng một triệu người đã phải đi di tản bởi những vụ ném bom liên tiếp. Anh Sergei nói: “Đây là thời chiến, vậy nên cũng chả quan trọng chúng tôi có được bầu cử một cách tử tế hay không… Hãy để nước Nga sắp đặt mọi thứ, giúp chúng tôi tự lập, giúp cho những khu mỏ và nhà máy hoạt động trở lại. Và rồi, từng chút một, chúng tôi sẽ phát triển đất nước và nền dân chủ”.
|
Người mẹ và đứa con trai là quân ly khai |
Nhiều người ở miền đông Ukraine tin tưởng nước Nga sẽ dẫn dắt họ khỏi màn đêm đang bao trùm nơi đây, cho dù họ có thể vẫn chưa biết mình đang đi đâu.
Ông Zakharchenko nói trên báo chí Donetsk trong cuộc vận động bầu cử: “Các bạn phải hiểu rằng giờ đây không còn đường lùi. Đất nước trước kia của chúng ta đã không còn tồn tại”.