Giám đốc báo chí Vladimir Matveyev của Quân khu Đông phụ trách Hạm đội Thái Bình Dương cho biết: "Vào đầu tháng Chín, một đội gồm các tàu chống tàu ngầm lớn Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov, tàu đổ bộ lớn Peresvet... và tàu chở dầu Pechenga sẽ đến Trạm Giang ở Trung Quốc".
|
Tàu chiến Nga và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận "Joint Sea 2015". Ảnh news.cn |
Khu trục hạm chống tàu ngầm Đô đốc Tributs và Đô đốc Vinogradov có trọng tải 6.930 tấn thuộc Project 1155 Udaloy lớp I, ban đầu được đóng cho Hải quân Liên Xô. Các tàu khu trục này cũng có khả năng chống tàu nổi và mang theo siêu tên lửa chống hạm P-270 Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn).
Tàu đổ bộ Peresvet có khả năng mang theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 12 xe bọc thép cộng với 230-340 quân. Sự hiện diện của các tàu đổ bộ Nga cho thấy cuộc tập trận hải quân Trung-Nga trên Biển Đông có thể sẽ bao gồm khoa mục tấn công đổ bộ chiếm đảo.
Một tin chưa được chính thức xác nhận nói Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc sẽ đăng cai cuộc tập trận hải quân “Joint Sea 2016”. Trên thực tế, các tàu chiến Nga đang đi đến Trạm Giang, đại bản doanh của Hạm đội Nam Hải.
Tập trận trên biển và trên bộ
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cuộc tập trận hải quân Trung-Nga vào đầu tháng 9 ở Biển Đông sẽ bao gồm các khoa mục trên bộ và trên biển.
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết cuộc tập trận hải quân Trung-Nga ở Biển Đông mang tên "Joint Sea 2016" (Biển chung 2016) sẽ được tiến hành "ở cả trên bộ lẫn trên biển" nhằm "tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Nga đã tăng cường hợp tác an ninh, với việc hai bên cam kết tăng số lượng các cuộc tập trận chung vào năm 2016. Cuộc tập trận hải quân Trung-Nga ở Biển Đông trong tháng 9 tới sẽ là đánh dấu các cuộc tập trận hải quân chung lần thứ 7 kể từ năm 2005. Đặc biệt, cuộc tập trận chung trên biển mang tên “Joint Sea” (Biển chung) đã diễn ra hàng năm, bắt đầu từ năm 2012. Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận chống khủng bố hàng năm với Nga mang tên “Sứ mệnh Hòa bình”.
Cuộc tập trận “Joint Sea” năm ngoái bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 ở Địa Trung Hải vào tháng 4/2015 và Tư và giai đoạn 2 ở biển Nhật Bản vào tháng Tám.
Báo cáo năm 2016 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Giai đoạn một ở Địa Trung Hải tập trung vào việc bảo vệ tuyến đường biển của truyền thống (SLOCs) và chống khủng bố. Giai đoạn hai trong vùng biển Nhật Bản bao gồm tập trận đổ bộ, tác chiến phòng không và chống tàu nổi trên biển đồng thời”.
Chi tiết về cuộc tập trận chung “Joint Sea 2016” vẫn chưa được tiết lộ. Trong cuộc họp báo hàng tháng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát ngôn viên Dương Vũ Quân nói rằng “Joint Sea 2016” sẽ là "một cuộc tập trận thường xuyên giữa hai quân đội, nhằm củng cố và phát triển quá trình hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Nga và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị và thực tiễn hợp tác quân sự giữa hai nước cũng như tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải”.
Đại tá Dương nói thêm: "Cuộc tập trận không nhắm mục tiêu bất kỳ bên thứ ba". Tuy nhiên, bất chấp sự bảo đảm này, tiến hành tập trận quân sự ở Biển Đông vẫn là một chủ đề nhạy cảm chính trị, bất kể do nước nào tiến hành.
Chính Trung Quốc đã lên án Mỹ tiến hành tập trận ở Biển Đông. Hồi tháng 4/2016, khi Mỹ và Philippines tập trận chung gần các tính năng tranh chấp ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các phóng viên: "Các hành động của Mỹ và Philippines gây ô nhiễm quan hệ giữa các nước trong khu vực, gây xung đột trong khu vực, làm trầm trọng thêm căng thẳng và đe dọa hòa bình và ổn định ở Nam Hải (Biển Đông)”.
Chính Trung Quốc cũng đã sử dụng các cuộc tập trận để phát đi tín hiệu chính trị. Đáng chú ý, Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân bắn đạn thật ở Biển Đông trước và sau khi Tòa Trọng tài UNCLOS ở La Haye mang lại cho Philippines chiến thắng pháp lý lớn trong vụ kiện Biển Đông, thách thức yêu sách chủ quyền tham lam phi lý của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye đã được đưa ra vào ngày 12/7/2016.
Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận riêng biệt từ ngày 5 đến ngày 11/ 7 và từ ngày 19 đến ngày 21/7/2016. Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp và công bố hình ảnh máy bay ném bom chiến lược H-6K bay qua tính năng này.
Đối với Nga, cuộc tập trận này có đôi chút khó xử. Liên bang Nga có quan hệ quốc phòng gần gũi với Việt Nam. Mặc dù có quan hệ an ninh sâu sắc với Trung Quốc, Nga đã cố gắng giữ lập trường trung lập trong vấn Biển Đông, thậm chí còn cho thấy một số dấu hiệu khó chịu với việc Trung Quốc ra sức vận động Nga ủng hộ về vấn đề này.
Nga đang cung cấp hai tàu khu trục và sáu tàu ngầm cho Việt Nam. Những tàu chiến hiện đại này chắc chắn sẽ được sử dụng bể bảo vệ những vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.