Cụ thể, trong bài phân tích sâu đăng trên Fox News, nữ chuyên gia phân tích an ninh quốc gia KT McFarland cho hay, một trong những lý do chính mà chính quyền Washington mở lại quan hệ với Cuba là để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc lợi dụng Cuba làm căn cứ tàu ngầm trong tương lai. Theo đó, Tổng thống Obama đã có bước đi đúng đắn khi nối lại mối quan hệ với Cuba, bà McFarland nói. Tuy nhiên, ông ấy (tức Tổng thống Obama) không nói với công chúng sự thật khiến ông hành động như vậy.
|
Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Cuba Raul Castro trong lễ tưởng niệm cố cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. |
Vị chuyên gia cho biết, Mỹ đang xem xét lại các mặt trong quan hệ với chính quyền Cuba để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai. Như chúng ta đã biết, lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc đều chưa có mặt ở khu vực Bắc Mỹ. Theo quan điểm của mình, bà McFarland chia sẻ rằng, nếu Mỹ tiếp tục duy trì thái độ thù địch với Cuba, cuối cùng thì Havana sẽ “ngỏ ý mời” Bắc Kinh và Moscow thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ họ.
Trong chuyến công du hồi tháng 5 của Tổng thống Putin tới quốc gia vùng Caribbean này, chính phủ hai nước (tức Cuba và Nga) đã ký một loạt các thỏa thuận phát triển các mỏ dầu ngoài khơi của Cuba. Các chuyên gia nhận định, động thái trên của Moscow là báo hiệu khiến Washington buộc lòng phải làm gì đó để đảm bảo, Cuba sẽ không trở thành con tốt trong tay Nga hay Trung Quốc.
Trung Quốc giờ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đều không trông chờ Cuba mở ra các cơ hội kinh doanh để đáp lại họ. Bà McFarland nghi ngờ, hai quốc gia đó muốn thứ gì đó từ Cuba.
“Sẽ không phải là một bước nhảy vọt nếu một ngày nào đó các tàu ngầm Trung Quốc hiện diện bên bờ biển Cuba. Chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó, các máy bay ném bom hạt nhân của Nga đậu cách Florida 90 dặm”, bà chuyên gia nói.
Dù nhiều người Mỹ vẫn phản đối quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba, đó là cần thiết để ngăn chặn Nga và Trung Quốc, bà nói. Các phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ám chỉ một điều rằng, Washington đang xem xét một chính sách ngoại giao có tuổi đời gần 200 năm. Đó chính là Học thuyết Monroe, một phương châm đang bị đe dọa trước mới nguy mới từ Nga và Trung Quốc.