Tiết lộ quá trình Mỹ - Cuba phục hồi quan hệ ngoại giao

Google News

(Kiến Thức) - Sau khi tái đắc cử năm 2012, ông Obama đã bắt đầu chương trình phục hồi mối quan hệ ngoại giao với Cuba.

Theo hãng thông tấn AP, ngay sau chiến thắng cuộc tái tranh cử Tổng thống năm 2012, ông Obama đã triệu tập các cố vấn cấp cao cho một loạt các cuộc họp, yêu cầu họ nghĩ về một chương trình cho nhiệm kì thứ 2 của ông, bao gồm các khả năng cho việc bắt đầu quan hệ lâu dài với những kẻ thù của Mỹ như Iran và Cuba. Năm 2014, những nỗ lực của Washington đối với Tehran và Havana đã có những đáp án.
Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố bình thường hóa quan hệ với Cuba. 
Các cuộc đàm phán hạt với Iran tiếp tục và sẽ còn xa nữa mới đảm bảo được những thành công. Nhưng thông báo hôm 17/12 vừa qua cho biết rằng Mỹ và Cuba sẽ bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm thù địch cho thấy một trong những vết thương từ Chiến tranh Lạnh đang được làm lành.
Mỹ tiếp cận với Cuba bắt đầu thận trọng trong năm 2013 vào những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, dựa trên ý tưởng là không có cải tiến nào là có thể trừ khi Havana thả Alan Gross, người bị bắt và giam giữ ở Cuba về tội gián điệp.
Trong cuộc trò chuyện đầu tiên sau khi ông Obama bổ nhiệm ông John Kerry là ngoại trưởng mới, cả hai đã bàn về việc ông Gross bị giam giữ ở Cuba và sự bất mãn của họ về chính sách của Mỹ đối với hòn đảo này. Ông Kerry nhanh chóng tranh thủ được sự hỗ trợ của Vatican.
Phía sau hậu trường, ông Obama đã bắt đầu đưa các bánh xe ngoại giao bí mật của mình vào hoạt động, nguồn tin của các quan chức cấp cao cho hay.
Vào mùa xuân năm 2013, ông Obama ủy quyền 2 phụ tá cấp cao hội đàm với các đại diện của chính phủ Cuba.
Trong khi các thành phố Muscat của Oman và Geneva của Thụy Sỹ từng là địa điểm cho các cuộc đàm phán với Iran thì thành phố Ottaw và Toronto của Canana và Vatican là nơi tổ chức các cuộc đàm phán với Cuba.
Trong tháng 6/2013, Ben Rhodes - Phó cố vấn an ninh quốc gia, và Ricardo Zuniga - cố vấn về vấn đề châu Mỹ Latinh của ông Obama, đã đến Canada để gặp các người đồng cấp Cuba của họ. Hầu hết các cuộc đàm phán đều diễn ra ở Canada.
Các quan chức Mỹ sẽ không kể tên những nhà lãnh đạo Cuba mà họ gặp mặt nhưng mô tả họ như các quan chức chính phủ được Chủ tịch Cuba Raul Castro ủy quyền. Chính phủ Canada không trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán, họ đóng vai trò như người ở giữa giống như Oman trong các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran.
 Đức Giáo Hoàng Francis đóng góp quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ của Mỹ - Cuba.
Tuy nhiên, đầu năm 2014, Đức Giáo Hoàng Francis đã tham gia vào quá trình đàm phán giữa 2 bên.
Đức Giáo Hoàng Francis đưa ra khả năng cho một sự xích lại gần hơn của Cuba với chính quyền ông Obama vào tháng 3/2014, khi Tổng thống Mỹ đến thăm Vatican. Mùa hè 2014, Đức Giáo Hoàng cũng gửi cho ông Obama và ông Castro thư thúc giúc họ kết thúc mối quan hệ đã đóng bằng kéo dài hàng thập kỷ qua.
Trong khi đó, ông Kerry đã có 4 cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez. Các cuộc gọi tập trung vào việc của ông Gross, các quan chức chính quyền cho biết.
Tại Vatican mùa thu 2014, các quan chức Mỹ và Cuba đã làm việc để hoàn tất các thỏa thuận về việc trả tự do cho ông Gross và mở đường cho quan hệ Mỹ - Cuba.
 Chủ tịch Raul Castro công bố thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Mỹ trên truyền hình Cuba.
Các cuộc thảo luận vẫn được tiếp tục, mà đỉnh cao là cuộc trò chuyện điện thoại kéo dài 45 phút giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro hôm 16/12. Đây là cuộc nói chuyện đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba kể từ khi ông Fidel Castro nắm quyền năm 1959 và các lệnh cấm vận của Mỹ bắt đầu năm 1961.
Một lần nữa, quá trình này rất giống với việc nới lỏng căng thẳng giữa Mỹ và Iran năm 2014. Trong trường hợp đó, ông Obama và Tổng thống Iran Hasan Rouhani đã có cuộc điện đàm, dẫn đến một thỏa thuận hạt nhân lịch sử và các cuộc thảo luận giữa hai nước kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979.
Việc trả tự do cho ông Gross hôm 17/12, kết hợp với việc trao đổi điệp viên giữa Mỹ và Cuba, là việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ và các cam kết của mỗi bên để khôi phục lại quan hệ ngoại giao đầy đủ đã bị phá vỡ trong hơn 50 năm.
Nguyễn Trung

Bình luận(0)