Ngày 1/2, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint. Ảnh: Reuters.Quân đội Myanmar sau đó tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này của quân đội đã châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt một tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: Reuters.Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã lan rộng khắp Myanmar. Người biểu tình kêu gọi quân đội thả bà San Suu Kyi và các quan chức khác bị bắt giữ hôm 1/2. Ảnh: Reuters.Các cuộc biểu tình tại Myanmar lúc đầu về cơ bản diễn ra ôn hòa, song đôi khi đụng độ vẫn xảy ra giữa người tham gia biểu tình và cảnh sát. Ảnh: Reuters.Ngày 3/2, nhân viên tại 70 bệnh viện và cơ sở y tế khắp Myanmar đình công để phản đối chính quyền quân sự. Ảnh: TWA.Ngày 9/2, cảnh sát Myanmar chủ yếu bắn chỉ thiên, sử dụng vòi rồng và đạn cao su để giải tán đám đông người biểu tình ở thủ đô Naypyitaw. Một người phụ nữ đã trúng đạn. Ảnh: Reuters.Ngày 12/2, hàng trăm nghìn người tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên khắp Myanmar, với 3 người bị thương vì đạn cao su trong cuộc đụng độ với cảnh sát. Ảnh: Reuters.Ngày 21/2, hai người thiệt mạng ở Mandalay khi lực lượng an ninh nổ súng để giải tán các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.Hôm 22/2, hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố và thị trấn khắp Myanmar để phản đối việc quân đội tiếp quản quyền lực, bất chấp lời cảnh báo của giới chức nước này rằng người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh. Ảnh: Reuters.Ngày 25/2, Facebook ra quyết định cấm Quân đội Myanmar sử dụng tất cả các nền tảng mạng xã hội của công ty này, có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Ảnh: Reuters.Ngày 27/2: Cảnh sát mở một cuộc trấn áp, bắt giữ hàng trăm người và bắn bị thương ít nhất một người. Ảnh: Reuters.Ngày 28/2: Đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự xảy ra tại nhiều địa điểm ở Myanmar đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ảnh: Reuters.Ngày 1/3, Tòa án Myanmar đã đệ trình cáo buộc mới chống lại bà Aung San Suu Kyi. Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại phiên tòa thông qua hội nghị truyền hình trong tình trạng sức khỏe tốt. Ảnh: Reuters.Các nhân chứng nói với Reuters rằng khi bà Suu Kyi xuất hiện tại phiên tòa, cảnh sát ở Yangon đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán đám đông khi biểu tình vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters.Cảnh sát chống bạo động được triển khai để trấn áp người biểu tình ở Yangon ngày 1/3. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Ngày 1/2, biến cố chính trị ở Myanmar xảy ra khi quân đội nước này bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi (ảnh) và Tổng thống Myanmar Win Myint. Ảnh: Reuters.
Quân đội Myanmar sau đó tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước và ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm. Động thái này của quân đội đã châm ngòi những cuộc biểu tình lớn tại Myanmar trong suốt một tháng qua và vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: Reuters.
Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự đã lan rộng khắp Myanmar. Người biểu tình kêu gọi quân đội thả bà San Suu Kyi và các quan chức khác bị bắt giữ hôm 1/2. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình tại Myanmar lúc đầu về cơ bản diễn ra ôn hòa, song đôi khi đụng độ vẫn xảy ra giữa người tham gia biểu tình và cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Ngày 3/2, nhân viên tại 70 bệnh viện và cơ sở y tế khắp Myanmar đình công để phản đối chính quyền quân sự. Ảnh: TWA.
Ngày 9/2, cảnh sát Myanmar chủ yếu bắn chỉ thiên, sử dụng vòi rồng và đạn cao su để giải tán đám đông người biểu tình ở thủ đô Naypyitaw. Một người phụ nữ đã trúng đạn. Ảnh: Reuters.
Ngày 12/2, hàng trăm nghìn người tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên khắp Myanmar, với 3 người bị thương vì đạn cao su trong cuộc đụng độ với cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Ngày 21/2, hai người thiệt mạng ở Mandalay khi lực lượng an ninh nổ súng để giải tán các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.
Hôm 22/2, hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố và thị trấn khắp Myanmar để phản đối việc quân đội tiếp quản quyền lực, bất chấp lời cảnh báo của giới chức nước này rằng người biểu tình có thể "thiệt mạng" nếu đối đầu với lực lượng an ninh. Ảnh: Reuters.
Ngày 25/2, Facebook ra quyết định cấm Quân đội Myanmar sử dụng tất cả các nền tảng mạng xã hội của công ty này, có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Ảnh: Reuters.
Ngày 27/2: Cảnh sát mở một cuộc trấn áp, bắt giữ hàng trăm người và bắn bị thương ít nhất một người. Ảnh: Reuters.
Ngày 28/2: Đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình phản đối chính quyền quân sự xảy ra tại nhiều địa điểm ở Myanmar đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Ảnh: Reuters.
Ngày 1/3, Tòa án Myanmar đã đệ trình cáo buộc mới chống lại bà Aung San Suu Kyi. Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại phiên tòa thông qua hội nghị truyền hình trong tình trạng sức khỏe tốt. Ảnh: Reuters.
Các nhân chứng nói với Reuters rằng khi bà Suu Kyi xuất hiện tại phiên tòa, cảnh sát ở Yangon đã sử dụng lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán đám đông khi biểu tình vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát chống bạo động được triển khai để trấn áp người biểu tình ở Yangon ngày 1/3.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)