“Sự đàn áp chính trị chống bất đồng chính kiến của ban lãnh đạo Kiev hiện nay cần được ngăn chặn. Trong tình hình này, không thể hình dung rằng cuộc bầu cử tổng thống được lên kế hoạch cho ngày 25/5 sẽ là sự thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Ukraine”, Moscow nhấn mạnh.
Theo các quan chức Nga, ban lãnh đạo hiện tại của Kiev, những người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vũ trang vào ngày 22/2 đang tiếp tục áp dụng các phương pháp bất hợp pháp để vẫn được nắm quyền. Chế độ Kiev vi phạm các quyền cơ bản nhất của công dân - cấm tự do ngôn luận, phái quân đội chống lại người biểu tình ôn hòa, bắt cóc các nhà hoạt động tích cực trong phong trào đối lập. Tại Ukraine đã có hàng chục tù nhân chính trị, và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.
|
Người biểu tình ở các tỉnh miền đông là một trong những đối tượng bị chính quyền Kiev cáo buộc là khủng bố.
|
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết: “Tin tức truyền thông cho ta lý do để nói về sự khởi đầu của một "cuộc săn đuổi phù thủy", đàn áp bất đồng chính kiến hàng loạt, đàn áp chính trị chống lại bất cứ ai dám trái ý chính quyền Kiev hiện hành. Có một thông tin đáng lo ngại là ở Ukraine đang xây dựng một loạt trại tạm giam lớn, có sức chứa hàng ngàn người dành cho những người di cư bất hợp pháp. Ở Ukraine không hề có số lượng người bất hợp pháp lớn như thế. Và các cấu trúc đang xây dựng rất giống với các trại tập trung của Đức Quốc xã. Câu hỏi đặt ra là, có phải là chế độ Kiev có kế hoạch giam giữ các công dân bất đồng chính kiến từ các khu vực phía đông nam đất nước vào các trại giam đó hay không?”.
Thật đáng ngạc nhiên là tất cả những sự kiện này đã bị phương Tây nhắm mắt làm ngơ. Chỉ sau các yêu cầu liên tục của phía Nga, trong OSCE và Ủy ban Quốc tế Hội Chữ thập đỏ, các quan sát viên quốc tế mới đến thăm nhà lãnh đạo phong trào đối lập nhân dân tỉnh Donetsk Pavel Gubaryov đang bị giam giữ. Họ đã ghi nhận cảnh ông Gubarev bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt nhất cho sức khỏe của ông, bị tra tấn và bây giờ đang tiến hành cuộc tuyệt thực vô thời hạn. Nhưng các nhà hoạt động nhân quyền phương Tây không đưa ra bất cứ yêu cầu nào đòi thả nhà hoạt động đối lập, họ cũng không lên án hành động đàn áp của chính quyền Kiev đối với những người bất đồng chính kiến. Điều này là dễ hiểu vì trên thực tế các nước phương Tây ủng hộ cuộc đảo chính ở Ukraine và thậm chí tài trợ cho chế độ Kiev hiện nay.
|
Thủ tướng tạm quyền Ukraine và Ngoại trưởng Mỹ.
|
Phó giám đốc của Viện các nước SNG Igor Shishkin nói: “Chúng ta biết rằng đại đa số các tổ chức nhân quyền quốc tế đều nằm dưới sự kiểm soát của Washington. Theo lệnh của Mỹ, họ đều nhắm mắt trước tất cả mọi việc. Chính vì thế mà hiện nay không có tổ chức nhân quyền quốc tế nào lên tiếng về hành vi xâm phạm tự do ngôn luận ở Ukraine, về việc cản trở các nhà báo tác nghiệp, về việc các nhà báo bị trục xuất khỏi đất nước. Nếu điều này xảy ra tại bất kỳ quốc gia nào khác, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Freedom House và các tổ chức nhân quyền sẽ lớn tiếng phản đối. Nhưng ở đây họ không nhận thấy bất cứ điều gì. Cái gọi là tranh cử tổng thống diễn ra như thế nào, khi các ứng cử viên tổng thống bị đánh đập, khi một số ứng viên bị tước nhân viên bảo vệ của nhà nước, khi văn phòng của các đảng tham gia trong chiến dịch tranh cử bị chiếm bị đốt. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cố tình không nhận thấy tất cả những điều đó.”
Tất cả những điều này không hề phù hợp với các tiêu chuẩn của OSCE và Hội đồng châu Âu, cũng như nghĩa vụ mà chính quyền Kiev đã ký kết tại cuộc gặp ở Geneva vào ngày 17/4. Moscow khẳng định rằng Ukraine cần phải ngay lập tức chấm dứt tất cả hành động bạo lực, chủ nghĩa cực đoan và tiến hành quá trình cải cách hiến pháp toàn diện. Về phần mình, Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm leo thang xung đột ở Ukraine.