Khủng bố IS đem Nga - Mỹ đến gần nhau hơn?

Google News

(Kiến Thức) - Mỹ và Nga có thể tránh chiến tranh lạnh bằng cách hợp tác chống khủng bố IS ở Trung Đông với điều kiện căng thẳng không gia tăng ở Ukraine.

Hồi giáo cực đoan: Mối đe dọa chung cho Nga, Mỹ
Sự bắt đầu của lệnh ngừng bắn tại Ukraine đánh dấu sự chững lại trong căng thăng giữa Nga và phương Tây. Cho dù Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn đang tiếp tục cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình Ukraine bằng cách viện trợ cho quân ly khai ở miền Đông Ukraine thì việc IS (Nhà nước Hồi giáo) - mà tiền thân là nhóm ISIL, ngày càng lớn mạnh tại Trung Đông chính là mối đe dọa cho cả 2 nước. 
Cả MỹNga đều cam kết và cố gắng trong việc chống lại những tổ chức khủng bố Hồi giáo, và cả 2 đều bị chúng đe dọa, cùng quan tâm đến chủ quyền và sự thống nhất của Iraq. Đang có những ý kiến ở Washington cho rằng Mỹ nên hợp tác với chính phủ Syria của ông Bashar Assad nếu IS vẫn tiếp tục không bị đẩy lùi. Và không ngạc nhiên khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov luôn ủng hộ mọi động thái tiến gần hơn đến chính phủ Syria của Mỹ.
Liệu Moscow có lại trở thành người đối thoại và hòa giải cho Washington tại Trung Đông ? Điều này như được củng cố khi vào tháng 9/2013 Nga đã giúp phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria.
Phiến quân IS ở Syria. 
Bối cảnh chính trị lúc đó trong mối quan hệ Nga- Mỹ có vài điểm tương đồng với hiện tại. Quan hệ Nga – Mỹ cũng đang ở mức thấp khi 2 bên đều bất đồng quan điểm với việc nên làm gì với chính phủ của ông Assad. Phía Mỹ yêu cầu ông Assad từ chức vô điều kiện, trong khi Nga cho rằng điều này sẽ không là cách giải quyết cho cuộc khủng hoảng. Cả 2 bên đều đổ trách nhiệm cho nhau về độ tàn khốc của cuộc nội chiến Syria. Phía Nga cho rằng chính sách của Mỹ làm tăng thêm sự chống đối, dẫn đến việc nhiều phần tử cực đoan gia nhập IS hơn. Mỹ thì cho rằng Nga đã đánh giá thấp những tuyên bố của phe đối lập khi không ngừng ủng hộ chính phủ Syria. Tuy nhiên, một lợi ích chung giữa Nga và Mỹ cũng đã xuất hiện: khi ông Obama đứng trước khả năng buộc phải can thiệp quân sự – một khả năng hoàn toàn ngoài mong muốn – thì Nga chính là lối thoát khi đảm bảo chính phủ Syria sẽ tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của mình.
Trong khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine thì không đem lại những hy vọng như vậy. Nhiều nhà tham mưu của cả 2 bên đều dự đoán mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ lại quay trở về thời kì Chiến tranh Lạnh. Cả 2 bên đều cho rằng đối phương đã đi quá giới hạn ở Ukraine và không thể chấp nhận. Giới hạn của Nga là việc Ukraine tiến sát hơn về phía Mỹ và dần trở thành 1 nước thân phương Tây. Với Mỹ, đó là việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vi phạm thỏa thuận tôn trọng chủ quyền các nước tại châu Âu.
Câu hỏi được đặt ra là liệu mối quan hệ Nga – Mỹ đã tồi tệ đến mức không thể có bất kì sự hợp tác nào? Và rõ ràng câu trả lời cho chuyện này nằm ở tình hình tại Ukraine.
Giải pháp áp đặt lệnh ngừng bắn lên phe ly khai thân Nga tại Ukraine cho thấy ông Putin không coi sự leo thang là cách giải quyết duy nhất cho cuộc hủng hoảng. Trong những nhiệm kì tổng thống của mình, ông Putin đã thay đổi giữa việc cải thiện mối quan hệ với phương Tây trước kia và sau này là làm xấu đi mối quan hệ đó, một lần nữa dẫn đến việc nỗ lực làm mới lại mối quan hệ giữa 2 nước.
Lợi ích chung của Nga - Mỹ trước Hồi giáo cực đoan
Với hoàn cảnh hiện tại, Trung Đông có thể là nơi giúp Mỹ và Nga có thêm những mối quan hệ hợp tác. Không như thời Chiến tranh Lạnh khi Mỹ và Liên Xô đều ủng hộ những phe phái khác nhau trong khu vực. Giờ đây, Mỹ và Nga đều có lợi ích chiến lược khi tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố quóc tế, bởi lẽ đây là mối nguy hại cho công dân của cả hai nước này. Trong khi Mỹ phải hứng chịu vụ khủng bố 11/9, Nga cũng phải trải qua nhiều vụ tấn công từ khủng bố, chủ yếu là từ sự nổi dậy của người Hồi giáo ở Bắc Caucasus. Với 2 bên, khủng bố quốc tế luôn là mối đe dọa thường trực đến lợi ích cốt lõi của mỗi bên. Với những lý do này, Nga và Mỹ đều coi IS là kẻ thù chung. Vì hậu quả là nằm ngoài sự dự đoán của Washington nên Mỹ coi IS là mối đe dọa lớn hơn tình hình ở Ukraine vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia.
 Mỹ không kích chống bước tiến của phiến quân IS tại Iraq.
Với công chúng Mỹ, cuộc khủng hoảng ở Ukraine vẫn còn rất mơ hồ, trong khi vụ chặt đầu 2 nhà báo Mỹ đã gây bàng hoàng ngay lập tức. Nếu xung đột ở Syria và Iraq gia tăng, và Mỹ ngày một can thiệp sâu hơn thì nhiều khả năng Mỹ sẽ bớt chú trọng hơn đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Và bất kì sự ủng hộ nào của Nga chống lại IS đều sẽ được Washington hoan nghênh.
Nếu nhìn rộng hơn vào tình hình Trung Đông, lợi ích của Mỹ và Nga gắn liền với nhau nhiều hơn bao giờ hết. Mặc dù vẫn có những bất đồng quan điểm về vấn đề Iran, cả Mỹ và Nga đều cam kết không muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Với việc xung đột gia tăng tại Iraq, Nga có thể đóng 1 vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Iran, Iraq và Syria, điều rất quan trọng nếu như IS bi đánh bại.Những đối tác kinh tế quan trọng của Nga trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, và mối dây liên kết văn hóa và kinh tế giữa Nga và Israel chưa bao giờ bền vững như hiện nay. Thực tế, có thể nhận định Nga là bên có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại trong khu vực nhất, trong khi Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Chính sách không can thiệp và thực tế của ông Obama đã dẫn đên sự thay đổi về vị trí của nước Nga.
Vậy nên, việc Mỹ và Nga hợp tác với nhau tại Trung Đông là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc sẽ không có thêm gia tăng căng thẳng tại Ukraine. Nếu điều đó không xảy ra, có khả năng là xung đột sẽ lan ra những phần khác của thế giới, kể cả Trung Đông, mặc dù trên thực tế ở đó có rất nhiều lợi ích chung để 2 bên hợp tác.
Phong Đức

Bình luận(1)

Minh Hiền

sơn nguyễn

"... Mỹ và Nga có thể tránh chiến tranh lạnh bằng cách hợp tác chống khủng bố IS ở Trung Đông với điều kiện căng thẳng không gia tăng ở Ukraine..." quá là ngây thơ khi có ý tưởng này, những năm trước đây khi người Mỹ ngập ngụa ở Afghanistan, con đường tiếp vận cho binh lính của họ ở đây chủ yếu là qua Kandaha đã bị Taliban ở Pakistan và Afganistan đánh cho xập xệ thì người Nga đã chìa tay, Mỹ được sử dụng căn cứ ở 1 nước Trung Á ( thân Nga ) để tiếp vận... vậy Mỹ đã trả ơn Nga chưa??? nay IS là do Mỹ dưỡng dục để lật đổ chế độ Assad, chỉ cần Mỹ sẽ đánh đít vài cái, IS sẽ lại biết điều và trở thành con ngoan, thành công cụ đắc lực của Mỹ mà thôi, dính gì đến Nga ở đây ???