Người đả câu hỏi khi nào Mỹ lại ném bom Libya là nhà phân tích Richard Seymour hiện đang cư trú tại London.
Báo chí Anh đưa tin rằng binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Anh SAS đã hoạt động tại Libya mấy tháng qua, cùng với lực lượng Jordan. Điều này trùng hợp với tiếng trống trận ngày càng dồn dập về chiến tranh ở Libya, nơi cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS) đã thiết lập được một chỗ đứng vững chắc trong khu vực Sirte giàu dầu mỏ. Mỹ hiện đang cân nhắc một chiến dịch ném bom để giúp Chính phủ đoàn kết trở lại nắm quyền ở Libya.
|
Hình ảnh liên quân phương Tây ném bom hủy diệt Libya dưới thời Đại tá Muammar Gaddafi. |
Thế nhưng, làm thế nào mà IS thiết lập được chỗ đứng ở Libya? Câu trả lời lại dẫn đến nghi ngờ về bất kỳ ý tưởng nào cho rằng sức mạnh quân sự thuần túy sẽ giải quyết được vấn đề Libya.
Năm năm hỗn loạn
Cách đây năm năm, khi Mỹ ném bom Libya, chiến dịch này đã được tôn vinh là thành công. Ngoại trưởng Mỹ thời đó là Hillary Clinton đã hân hoan: "Chúng ta đã đến, đã thấy và ông ta (Muammar Gaddafi) đã chết".
Năm năm sau, khi đất nước Libya sa vào hỗn loạn bởi nội chiến, truyền thông phương Tây cố tình phớt lờ hậu quả bi thảm của cuộc can thiệp quân sự lần thứ nhất của phương Tây. Ví dụ, tờ Telegraph đã bỏ qua cuộc can thiệp quân sự lần thứ nhất giết chết Đại tá Muammar Gaddafi và chỉ viết về phiến quân IS chiếm giữ thành phố Sirte.
|
Máy bay ném bom chiến lược Mỹ dội bom xuống Syria. |
The New York Times ít nhất thừa nhận đã xảy ra cuộc can thiệp quân sự lần thứ nhất của phương Tây vào Libya, nhưng không kết nối giữa nó và cuộc khủng hoảng tiếp theo ở nước này. The Guardian thừa nhận cuộc can thiệp lần thứ nhất , nhưng chỉ để cho thấy rằng một chiến dịch ném bom mới có thể được tiến hành để chống phiến quân IS ở Libya. Truyền thông phương Tây làm như thể phiến quân IS “từ trên trời rơi xuống”.
Nhà nước Hồi giáo đắc lợi
Trong thực tế, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã hưởng lợi từ cuộc can thiệp quân sự lần thứ nhất của phương Tây.
Bất kể ở Iraq, Syria và Libya, đám chiến binh thánh chiến luôn được hưởng lợi từ việc chế độ thế tục bị lật đổ và chính phủ mới chưa thể hoạt động hữu hiệu. Chính các cuộc can thiệp quân sự quốc tế và khu vực đã làm trầm trọng hơn tình hình ở các nước nói trên nói riêng và Trung Đông-Bắc Phi nói chung.
Gần như ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Libya bắt đầu bị tan rã. Các lực lượng dân quân không liên kết với nhau để thành lập một chính quyền hoạt động hữu hiệu. Thay vào đó, các nhóm này lại quay ra đánh lẫn nhau để tranh giành lãnh thổ.
Các nhóm mà NATO đã giúp dỡ lại không đại diện cho toàn bộ phe đối lập. Kết quả bầu cử lại trao quyền cho tổ chức “Anh em Hồi giáo” và lực lượng này lại xung đột với các lực lượng thế tục được Mỹ hậu thuẫn.
Sự chia rẽ này càng trở nên sâu sắc sau cuộc đảo chính của tướng Khalifa Haftar trong năm 2014. Haftar vốn có quan hệ với CIA và kể từ đó đã trở thành một “người đánh thuê” cho Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi.
Trong giai đoạn tiếp theo của cuộc nội chiến, chính phủ đoàn kết dân tộc được Liên Hợp Quốc ủng hộ chỉ nhận được sự ủng hộ của có 18% cử tri Libya buộc phải chạy đến Tobruk.
Khi chiến dịch chống các phần tử Hồi giáo của tướng Haftar đã hụt hơi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đã kêu gọi một chiến dịch ném bom ở Libya, với hy vọng phá hủy được cánh Libya của tổ chức “Anh em Hồi giáo”.
|
Phiến quân IS diễu binh ở thành phố Sirte, Libya. |
Đây chính là bối cảnh mà 1.500 phiến quân IS, liên minh với lực lượng dân quân địa phương gọi là Ansar al-Sharia, đánh chiếm thành phố Sirte. Các chiến binh thánh chiến đã tấn công ác liệt quân đội của tướng Haftar. Các chiến binh Hồi giáo đã phát triển mạnh trong trận chiến với các nhà độc tài thế tục như Bashar al-Assad và Haftar.
Nếu quyết định ném bom Libya một lần nữa, Mỹ sẽ phải chấp nhận chính sách đối ngoại của Ai Cập vốn ủng hộ một nhóm thiểu số không đại diện cho nhân dân Libya.
Theo nhà phân tích Richard Seymour, can thiệp quân sự quốc tế vốn có truyền thống làm trầm trọng thêm những vấn đề của khu vực. Và nếu cuộc chiến ở Libya biến thành cuộc chiến giữa các lực lượng thế tục và Hồi giáo cực đoan, những người hưởng lợi chính lại là các phần tử “phản động nhất” của cả hai phía.
Video liên quân Arập không kích Yemen. (Nguồn RT)