Theo ông John J. Mearsheimer - giáo sư về khoa học chính trị tại ĐH Chicago, Phương Tây đang thay đổi toàn diện cách tiếp cận của họ với cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khiến nước này trở thành “kẻ trung lập” giữa Nga và NATO thay vì phương Tây hóa nó.
Ông John J. Mearsheimer cũng nhấn mạnh “Mỹ và các đồng minh Châu Âu của mình phải đối mặt với sự lựa chọn ở Ukraine. Họ có thể tiếp tục chính sách hiện nay và làm trầm trọng thêm sự thù địch với Nga và dần hủy hoại Ukraine – 1 viễn cảnh mà ai cũng gặp bất lợi. Hoặc họ có thể thay đổi và cùng nhau tạo nên 1 Ukraine giàu mạnh và trung lập, 1 phương án không hề có tính đe dọa nước Nga và giúp phương Tây hàn gắn mối quan hệ với Moscow. Với cách tiếp cận này, bên nào cũng sẽ được hưởng lợi”. Nhận định được ông John J. Mearsheime nêu ra trong bài viết “Vì sao khủng hoảng Ukraine lại là lỗi của phương Tây?” đượ đăng trên tạp chí Foreign Affairs.
|
Lực lượng binh sĩ Ukraine tình nguyện ở Kiev. |
Theo như truyền thông phương Tây phỏng đoán, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lên kế hoạch “phục hưng đế chế Liên Xô”, và hạ bệ Tổng thống Ukraine ông Yanukovich, với cái cớ là sự sáp nhập Crimea vào Nga. Tuy nhiên, những giả thiết này bị bác bỏ khi được xem xét kĩ lưỡng, giáo sư John nhận định “Nếu ông Putin đang có ý định xây dựng 1 nước Nga giàu mạnh hơn thì những biểu hiện của điều này đã phải nổi lên từ trước ngày 22/2” và chính Mỹ cùng các đồng minh phương Tây là những người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Nguồn gốc của việc này chính là sự mở rộng ảnh hưởng của NATO và EU ở Đông Âu, tiến sát đến biên giới Nga, khởi đầu từ khi Liên bang Xô Viết tan rã. Cuộc đảo chính ở Ukraine đã trở thành cơ hội cuối cùng cho Moscow, ông nhấn mạnh. Theo giáo sư John, quyết định sáp nhập Crimea của tổng thống Putin là hoàn toàn bột phát khi “ông (Putin) sợ rằng Crimea sẽ trở thành căn cứ hải quân của NATO”. Kể từ khi Lầu Năm Góc và những chuyên gia về Ukraine liên tục bắt hạm đội Biển Đen của Nga phải rời khỏi bán đảo thì sự lo ngại của ông Putin là không phải không có cơ sở.
Giáo sư John J. Mearsheime còn nêu rõ: “Mỹ và châu Âu mắc sai lầm khi muốn biến Ukraine trở thành căn cứ của phương Tây trước Nga. Giờ thì hậu quả đã hiện ra trước mắt, và nó sẽ còn tồi tệ hơn nếu như chính sách sai lầm này vẫn tiếp tục”. Phản ứng của ông Putin là khá dễ hiểu, ông John J. Mearsheime cho hay: “Hãy thử tưởng tượng cơn giận giữ của Mỹ nếu như
Trung Quốc xây dựng được một quân đội hùng mạnh và muốn Canada và Mexico trở thành đồng minh… Đây là vấn đề địa chính trị cơ bản : sức mạnh lớn gần lãnh thổ nước Mỹ luôn đồng nghĩa với mối đe dọa tiềm tàng”.
Lệnh trừng phạt Mỹ dành cho Nga sẽ chẳng dẫn đến điều gì, theo giáo sư John J. Mearsheime, khi mà lịch sử đã luon cho thấy các quốc gia có thể “chịu đưng rất nhiều sự trừng phạt để có thể bảo vệ lợi ích chiến lược của mình”. Vị giáo sư này tin rằng Mỹ và các đồng minh phương Tây nên dừng việc mở rộng ảnh hưởng tại Ukraine và cả Gruzia. Hơn nữa, phương Tây nên có 1 kế hoạch phục hồi kinh tế cho Ukraine mang tính khả thi và hợp tác với Ukraine trong vấn đề này. Theo đó, Washington và Brussels nên cân nhắc hạn chế các hoạt động ảnh hưởng tới xã hội Ukraine.