Sau khi cố gắng thoát khỏi đám đông đứng bên ngoài một nhà thờ Chính thống giáo trong buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ pháo kích ngày 24/1, nữ công dân 58 tuổi của thành phố cảng Mariupol, bà Yelena nói với phóng viên rằng: “Những lá cờ Ukraine đó không thuộc về nơi này”. Trong khi đó, nhiều người khác tham dự buổi lễ liên tục hét về phía những người đang cầm cờ.
Dường như, những người có mặt trong sự kiện trên đều mang các tâm trạng khác nhau. Có thể thấy rằng, căng thẳng hiện hữu khá rõ rệt trong tầng lớp người dân ở miền đông Ukraine này kể từ khi cuộc xung đột vũ trang bắt đầu hồi giữa tháng 4/2014 giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga.
|
Xe ô tô bị cháy rụi nằm trên phố 1 ngày sau vụ pháo kích ở Mariupol.
|
Vùng Donbass vốn là nơi ghi đậm dấu ấn Nga. Tuy nhiên, một
bộ phận người dân vùng này theo chủ nghĩa dân tộc đã không ngừng phản đối lực lượng quân nổi dậy.
Cậu thanh niên 15 tuổi Viktor Zarubin, là một trong số thành viên tham gia diễu cờ ở nhà thờ đồng thời là cư dân của vùng bị trúng pháo, cho biết, cậu đến đây vừa để tưởng nhớ các nạn nhân và để “ủng hộ cho sự thống nhất của đất nước Ukraine”.
“Trong lúc vụ pháo kích đó diễn ra, cháu một mình ở trong nhà. Sau đó, cháu nằm dưới đất và cố gắng bò vào tầng hầm. Mọi thứ giống như một trận động đất vậy”, cậu bé Zarubin nói.
Mariupol là thành phố lớn cuối cùng còn nằm trong tay Kiev ở hai tỉnh ly khai chạy dọc với biên giới Nga. Vào ngày 24/1, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), ông Alexander Zakharchenko thông báo rằng, lực lượng dân quân của họ đang bắt đầu đợt phản công vào thành phố cảng này.
OSCE xác nhận, 19 quả rocket Grad và Uragan đã được phóng ra các vùng xung quanh thành phố 500.000 dân này. Các quan sát viên OSCE nói rằng, vẫn còn nhiều quả rocket nữa.
Sự kiện trên là một lời nhắc nhở về những mối nguy hiểm mà người dân vùng miền đông Ukraine đang phải đối mặt trong một cuộc xung đột làm hơn 5.000 người thiệt mạng và khiến gần 1 triệu người dân phải rời bỏ nhà cửa chạy đi sơ tán.
Như vậy, kể từ hồi đầu tháng 9/2014, các vụ giao tranh hạng nặng bắt đầu nổ ra ở vùng ngoại ô Mariupol. Tiếp sau đó, chỉ có các vụ bạo lực lẻ tẻ xảy ra. Tuy nhiên, sự kiện hôm 24/1 thực sự đã khiến người dân nơi đây bất ngờ.
“Chúng tôi chẳng mong muốn một vụ pháo kích như ở Mariupol. Giờ đây, nơi này cũng trở nên quá nguy hiểm”, nữ công dân 27 tuổi (chủ nhân của chiếc ô tô và căn hộ bị hư hại trong vụ pháo kích) tên Yulia Kuzmina nói.
|
Quan sát viên OSCE đang kiểm tra hiện trường vụ pháo kích này.
|
Cô cảm thấy bối rối về những gì xảy ra tiếp theo. Để tránh bạo lực, cô có ý định rời bỏ nhà cửa của mình để đi về phía bắc tìm một nơi cư ngụ an toàn hơn.
Tuy nhiên, nhiều người dân khác quy trách nhiệm vụ việc này cho một ai đó. Cậu bé Zarubin nhanh chóng đổ lỗi cho lực lượng Nga. “Các dân quân không biết cách vận hành các thiết bị quân sự. Đó chỉ có thể là những binh lính chuyên nghiệp”, cậu bé nói với hàm ý chỉ về những người quân nhân Nga.
Thị trưởng Oleksandr Kikhtenko do chính quyền Ukraine bổ nhiệm là 1 trong số 100 người tham gia biểu diễu hành ngày 25/1. Ông còn khuyến khích những người tham gia buổi diễu cờ đó.
“Thực tế rằng, nhiều cờ Ukraine hiện diện phía đối diện nhà thờ. Nó cho thấy sự đoàn kết của người dân”, ông Kikhtenko nói mặc dù có nhiều người phản đối cuộc diễu hành này cũng tham gia ngày hôm đó.
Đối với cô Yelena, quân đội Ukraine mới là những người chịu trách nhiệm cho vụ pháo kích thương tâm đó. “Tất cả chúng tôi đều biết ai đứng sau vụ đó. Đó là một sự khiêu khích có tổ chức của lực lượng đóng quân tại đây”.