Căng thẳng Mỹ-Trung đã nóng lên trong những tháng gần đây sau một loạt các sự cố, điển hình như vụ chất vấn của Washington đối với các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh trên Biển Đông; bản cáo trạng dành cho các sĩ quan Trung Quốc làm giám điệp an ninh mạng và cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines ở gần bãi cạn tranh chấp Scarborough.
Bất chấp những diễn biến trên, cả hai nước đều không để tình hình vượt ra ngoài tầm kiểm soát và nỗ lực để giảm bớt căng thẳng bằng cách tổ chức các cuộc đối thoại và hội nghị. Ngoài ra, Washington cũng đưa ra lời mời Bắc Kinh tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (
RIMPAC) lớn nhất thế giới bắt đầu vào cuối tháng 6.
|
Bà Clinton bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ở Bắc Kinh ngày 5/10/2012.
|
Trong
cuốn hồi kí mới ra mắt của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton – người đã thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ trong thời kỳ tại nhiệm – nhận định, Bắc Kinh và Washington vẫn chia sẻ lợi ích chung về việc duy trì ổn định khu vực, hợp tác kinh tế mặc dù tồn tại các quan điểm khác nhau về nhân quyền.
Bà Clinton cũng lưu ý rằng, lối suy nghĩ theo kiểu Chiến tranh Lạnh của Mỹ có thể không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Business Weekly có trụ sở Đài Bắc, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Clinton nói rằng, Đài Loan hiện đối mặt với một bước ngoặt và phải quyết định xem mức độ phụ thuộc kinh tế của họ vào Bắc Kinh.
Dẫn ví dụ về Ukraine, quốc gia đã phải chịu nhiều ảnh hưởng của sự phụ thuộc kinh tế vào Nga, bà Clinton cho biết, Đài Loan nên “đánh giá xem họ có thể tự mình bước đi bao xa trước khi chịu cảnh phụ thuộc kinh tế bởi vì điều này tác động tới sự độc lập chính trị của họ”.
Mỹ từng nhiều lần lên tiếng ủng hộ về hi vọng hòa bình ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, chính quyền Washington cũng không sẵn sàng cho tình thế mà khi đó sự độc lập của Đài Loan lại bị đe dọa hay nền kinh tế của họ bị tác động bởi cuộc cạnh tranh không công bằng. Điều này chứng tỏ, Đài Loan đóng một vai trò nhất định trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Mặc khác, trong cuộc đối thoại gần đây do Hội đồng Đối ngoại ở Washington tổ chức, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho hay, Đài Loan sẽ khó lòng tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Lý cho hay, sự gia nhập của Đài Loan vào các đối thoại TPP không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị. Điều này phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như các nước khác trong nhóm TPP.
Nhìn chung, quan điểm của bà Clinton và ông Lý Hiển Long phản ảnh một thực tế rằng, Đài Loan cần phải tham gia vào cộng đồng quốc tế thông qua các mối quan hệ với Trung Quốc. Các chính trị gia Đài Loan cần duy trì thế mạnh của họ như là một phần của nền hòa bình cũng như thuyết phục Mỹ ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn của Đài Loan với Trung Quốc. Điều này sẽ đem lại tác động tích cực cho việc suy trì sự ổn định trong khu vực Đông Á.