Theo nhà bình luận người Đức Barbara Wesel, trong cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Nga ở Paris, hai ông Marcon và Putin đã không có cuộc “thử sức bằng tay” như với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
|
Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon chụp ảnh chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: The Daily Star |
Sau khi chụp ảnh chung, hai vị tổng thống Pháp-Nga chuyển ngay sang công việc. Tổng thống Macron biết rõ rằng Tổng thống Putin thích người khác điều hành ở Điện Elysee hơn và bây giờ ông đang cố gắng đạt được cái điều tối đa từ mối quan hệ Pháp-Nga đang căng thẳng.
Cách tiếp cận chính trị Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đối với Moscow dường như giống cách tiếp cận của Thủ tướng Đức Angela Merkel: duy trì giao tiếp cởi mở, gặp gỡ và thảo luận thẳng thắn các vấn đề. Để làm điều này, hai bên không cần phải có tình bạn thân thiết.
Việc sử dụng Cung điện Versailles, chứ không phải Điện Elysee, làm nơi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy nước cờ thông minh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Mối quan hệ lịch sử Pháp-Nga cho phép ông đón tiếp Tổng thống Putin, trong khi vẫn duy trì được khoảng cách nhất định. Một cuộc triển lãm kỷ niệm 300 năm ngày Sa hoàng Peter Đại đế thăm Vua Pháp đã làm nổi bật lịch sử lâu đời trong quan hệ giữa hai nước.
Không giống như Tổng thống Donald Trump, nhà lãnh đạo Pháp trẻ tuổi không hề đả động đến những hành động của phía Nga chống lại ông trong chiến dịch tranh cử vừa qua.
Tổng thống Marcon đã nói rõ với Tổng thống Putin những gì ông muốn. Cụ thể, ông nói về Định dạng Normandy mới để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine và những vi phạm Thỏa thuận Minsk. Liên quan đến Syria, Tổng thống Macron khẳng định rằng nước Pháp sẽ phản ứng nhanh chóng, nếu chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã tuyên bố như vậy, nhưng xem ra nhà lãnh đạo trẻ Macron sẽ mạnh tay hơn. Ông Marcon cũng không ngần ngại đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Nga. Nói tóm lại, cuộc thảo luận giữa hai vị tổng thống Pháp-Nga được mô tả là cởi mở và thẳng thắn.
Trước chuyến thăm Pháp của Tổng thống Nga, Tổng thống Macron cho biết ông không mấy ấn tượng về loại hình quyền lực mà các vị tổng thống Putin, Trump và Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) đang sử dụng.
Về phần mình, Tổng thống Putin đã cố gắng gây cảm tình với ông chủ Điện Elysee và cho thấy mong muốn vượt qua thái độ nghi kị lẫn nhau.
Cuộc gặp thượng đỉnh Marcon-Putin là một nỗ lực mới tìm kiếm đối tác để giải quyết xung đột quốc tế. Điều đó chỉ có thể làm việc trong phạm vi mà Tổng thống Putin muốn. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ý thức được logic đó và sẽ không có nhiều “đất hoạt động”.
Chỉ có điều, với Tổng thống Pháp Emmanuel Marcon, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tìm thấy một đối tác xứng đáng trong các vấn đề liên quan đến Nga.