Trong khi đó, chiến lược "xoay trục” sang Châu Á của Tổng thống Obama lại không rõ ràng, không có sức thuyết phục và nước Mỹ cũng không đủ nguồn lực để đối phó với mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
|
Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có thêm nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay.
|
Theo báo cáo của CSIS, Mỹ cần phải duy trì và tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cũng như nỗ lực thúc đẩy năng lực của các đồng minh và đối tác.
Nghiên cứu của CSIS được tiến hành sau khi Quốc hội Mỹ yêu cầu Lầu Năm Góc đưa một đánh giá độc lập về chiến lược của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Báo cáo của CSIS kết luận rằng chiến lược “tái cân bằng” (hoặc “xoay trục” sang Châu Á) của Tổng thống Obama cần nhận được nhiều sự quan tâm và nguồn lực hơn nữa, đặc biệt khi Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ "cưỡng chế" và xây dựng “đảo nhân tạo” ở Biển Đông cũng như Triều Tiên tiếp tục phát triển sức mạnh tên lửa, hạt nhân.
Báo cáo của CSIS cho rằng đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có nhiều tàu sân bay trong khu vực và cho phép nước này uy hiếp các quốc gia khác mà không cần phải công khai đe dọa.
Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã chính thức thông báo bắt đầu đóng tàu sân bay thứ hai và dự kiến sẽ đóng thêm nhiều chiếc nữa trong những năm sắp tới.
Báo cáo của CSIS viết: "Đối với các nước ven Biển Đông, động thái đóng tàu sân bay của Trung Quốc làm thay đổi cuộc chơi. Một nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) Trung Quốc luôn lượn lờ trong vùng biển tranh chấp hoặc ở cách đó chưa đến nửa ngày di chuyển”.
Bất kể Trung Quốc thâu tóm lãnh thổ hoặc thương lượng chia sẻ tài nguyên với các bên yêu sách khác, "Biển Đông sẽ bị biến thành ‘ao nhà’ của Trung Quốc giống như biển Caribbean hoặc Vịnh Mexico đối với Mỹ ngày nay”, báo cáo của viết.
Các nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc cũng sẽ khiến cho hoạt động hải quân Mỹ ở Biển Đông gặp nhiều nguy hiểm, nếu không dùng tàu ngầm.
Chiến lược “xoay trục” sang Châu Á được cho là một trong những ưu tiên chính sách ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Obama, nhưng các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới - trong đó có xung đột ở Trung Đông và sự nổi lên của khủng bố Nhà nước Hồi giáo sự cũng như căng thẳng với Nga - đã thu hút nhiều sự chú ý của chính quyền Mỹ.
Mỹ vẫn chưa thoát khỏi các khủng hoảng quân sự kéo dài ở Syria và Iraq, đồng thời khó từ chối các cam kết quân sự mới trước một số nước Trung và Đông Âu sau khủng hoảng Ukraine. Với vị thế siêu cường duy nhất, Mỹ buộc phải hành động do tình hình xấu đi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Bắc Phi, nơi phiến quân IS đã lập ra một mặt trận mới. Ở Afghanistan, chính phủ được chính thức công nhận đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng được từ cả phiến quân IS lẫn Taliban.
Sự sa lầy của Hoa Kỳ trong một loạt xung đột kéo dài và vô triển vọng tạo cơ hội cho Trung Quốc từng bước củng cố vị thế quân sự và kinh tế ở Đông Á.
Báo cáo của CSIS có thể châm ngòi làn sóng chỉ trích Tổng thống qua sự những mối đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc và hiếu chiến của Triều Tiên.
CSIS xác định ba mục tiêu chính của Mỹ trong khu vực là bảo vệ công dân Mỹ và các đồng minh, xúc tiến thương mại và thúc đẩy chuẩn mực dân chủ nhưng bày tỏ lo ngại rằng “tái cân bằng” có thể không đủ để đảm bảo những lợi ích của nước Mỹ”.
Báo cáo của CSIS cho rằng các quy định của Đạo luật Kiểm soát ngân sách sẽ hạn chế nghiêm trọng việc thực hiện chính sách “tái cân bằng” và kêu gọi Quốc hội Mỹ "tiến tới một thỏa thuận lưỡng đảng dài hạn để tài trợ cho lĩnh vực quốc phòng ở mức độ cao hơn”.
Báo cáo này cũng phàn nàn rằng đã có sự nhầm lẫn ở Washington và trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về chiến lược “tái cân bằng” (hay “xoay trục”) cũng như mối quan ngại về khả năng thực thi hữu hiệu chính sách này.