Vụ tiết lộ rúng động nước Mỹ
Các chuyên viên về an ninh Mỹ nói rằng có lẽ cần phải chờ một khoảng thời gian nữa mới đánh giá hết tác động khủng khiếp của việc tiết lộ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) theo dõi điện thoại và Internet của những người bị nghi là phần tử khủng bố.
Những tiết lộ về các kỹ thuật mà NSA dùng để theo dõi các cú điện thoại và những lần truy cập Internet của những người bị nghi là khủng bố đã khiến cho các chuyên viên an ninh như Steve Bucci thuộc tổ chức Heritage lo ngại. Ông này nói: “Hiện thời, các phần tử khủng bố biết chúng ta đang theo dõi và dự đoán các hành động của chúng. Chuyện đó gây nguy hại cho các hoạt động chống khủng bố”. Ông Bucci nói các nhóm khủng bố sẽ thay đổi cách truyền đạt thông tin sau vụ tiết lộ này và Mỹ “không thể tiên đoán những gì chúng sẽ làm”.
|
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner gán cho Edward Snowden cái tội “phản quốc”. |
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner gán cho Edward Snowden cái tội “phản quốc” và nói: “Vụ tiết lộ thông tin này gây nguy hiểm cho người dân Mỹ, giúp các đối thủ biết năng lực của chúng ta như thế nào và đây là một vụ phạm luật nghiêm trọng”.
Sau vụ “phạm luật nghiêm trọng” này, người ta muốn biết “kẻ phản quốc” Edward Snowdon là ai? NSA là tổ chức gì và làm thế nào mà một nhà thầu tư nhân như Booz Allen lại được quyền tiếp cận bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia?
Những điều ít biết về cựu nhân viên CIA Edward Snowden
Edward Snowden, một học sinh bỏ học để trở thành một chuyên gia máy tính, đã nổi tiếng toàn thế giới là một trong những người tiết lộ quan trọng nhất về chương trình giám sát rộng lớn của Cơ quan An ninh Quốc gia, một trong những cơ quan chính phủ bí mật nhất tại Mỹ.
|
Cựu nhân viên CIA Edward Snowden: "“Công chúng cần phải quyết định xem các chương trình... này đúng hay sai”.
|
Snowden, 29 tuổi, tiết lộ tài liệu mật vì anh ta cho rằng quyền hạn giám sát của chính phủ Mỹ đã trở “quá đáng” đến mức anh cảm thấy bắt buộc phải tố cáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian của Anh, Edward Snowden nói: “Công chúng cần phải quyết định xem các chương trình và chính sách (theo dõi công dân) này đúng hay sai”.
Edward Snowdown có được kỹ năng máy tính xuất sắc tại một trường cao đẳng cộng đồng. Anh tham gia lực lượng quân dự bị năm 2004, nhưng chỉ tại ngũ có 4 tháng sau khi bị gãy cả hai chân. Công việc đầu tiên mà anh làm cho NSA trên cương vị nhân viên bảo vệ, trước khi làm công việc liên quan đến công nghệ thông tin cho Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) tại Geneva, Thụy Sĩ ,vào năm 2007. Edward Snowdown rời CIA vào năm 2009 để làm việc cho các nhà thầu tư nhân, trong đó có công ty máy tính Mỹ Dell và công ty tư vấn Booz Allen Hamilton. Trong khi làm việc cho Booz Allen, Snowdown đã làm việc cho chi nhánh của NSA tại Nhật Bản và sau đó ở Hawaii.
Edward Snowden đã tiết lộ chi tiết về các chương trình dữ liệu thu thập của NSA
Nhà thầu tư nhân Booz Allen Hamilton
Booz Allen Hamilton là một công ty tư vấn công nghệ có trụ sở ở Tysons Corner, Virginia. Phần lớn cổ phần của Booz Allen Hamilton thuộc về Tập đoàn Carlyle từng thuê các cựu chính trị gia làm vấn - trong đó có cựu Tổng thống Mỹ George HW Bush (Bush cha) và cựu Ngoại trưởng James A. Baker III.
Vốn là một nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho một loạt các ngành công nghiệp, hiện thời, 98% doanh thu của Booz Allen Hamilton lại đến từ các cơ quan chính phủ Mỹ. Công ty này làm ăn rất phát đạt trong những trong những năm gần đây, trong đó có khoản lãi ròng 219 triệu USD trong tổng doanh thủ 5,8 tỷ USD của trong năm kinh doanh kết thúc vào ngày 31/3/2013.
Booz Allen Hamilton không phải là công ty duy nhất được hưởng lợi từ việc chính phủ Mỹ tăng cường chi tiêu cho công tác thu thập thông tin tình báo công nghệ cao, kể từ khi xảy ra các cuộc tấn công ngày 11/9/2001 tại Mỹ. Cả Tổng thống Bush lẫn chính quyền Obama đã chủ yếu dựa vào các nhà thầu tư nhân.
Cơ quan An ninh Quốc gia NSA
Cơ quan An ninh Quốc gia NSA - có trụ sở ở Fort Meade, Maryland - là một cơ quan tình báo thu thập thông tin trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong nhiều năm qua, chính phủ Mỹ hiếm khi thừa nhận sự tồn tại NSA và ngân sách của nó vẫn còn là điều bí mật. Về cơ bản, NSA nghe lén tất cả các thông tin liên lạc nước ngoài và mã hóa tất cả các thông tin liên lạc của chính phủ Mỹ.
|
Giám đốc NSA Keith Alexander: Hành động thu thập thông tin của NSA giúp ngăn chặn hàng chục vụ khủng bố.
|
Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Tổng thống George W. Bush đã ký một sắc lệnh bí mật cho phép NSA tiến hành giám sát điện thoại và Internet ở nước Mỹ.
Chương trình nghe trộm PRISM
Khi chương trình PRISM bị tiết lộ vào năm 2005, chính quyền Mỹ đã lên tiếng bảo vệ nó là cần thiết để phát hiện giao tiếp giữa những phần tử khủng bố tiềm tàng. Chương trình có từ thời Tổng thống George W. Bush (Bush con) này đã tiếp nối dưới thời Tổng thống Barack Obama.
PRISM là tên mã của một chương trình giám sát những người sử dụng điện thoại và Internet trên phạm vi rộng của NSA, một chương trình bị Edward Snowden tiết lộ. Một số “gã khổng lồ công nghệ cao” của Mỹ như Apple, Facebook, Google và Microsoft… có liên quan đến chương trình này.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: