|
Tướng al-Sisi có lý do để phớt lờ cảnh báo của Mỹ.
|
Thứ nhất, sự tác động của Mỹ đối với quân đội Ai Cập chỉ mang tính hình thức. Kể từ khi Ai Cập đạt được thỏa thuận hòa bình với Israel năm 1979, mỗi năm quân đội Ai Cập nhận được 1,3 tỷ USD tiền viện trợ của Mỹ. Bất kể ai nắm quyền ở Washington và tình trạng quan hệ với Cairo như thế nào, thì khoản viện trợ quân sự này vẫn không hề thay đổi.
Khoản viện trợ này nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ. Nó được xem là một “khoản đầu tư khôn ngoan” nhằm đổi lấy sự đảm bảo cho hiệp ước hòa bình với Israel - một đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực, cũng như đảm bảo sự an toàn cho tuyến đường vận chuyển quân và hàng hóa của Mỹ qua kênh đào Suez và sự ủng hộ ngoại giao “gần như tuyệt đối” của Cairo đối với Washington ở khu vực Trung Đông.
|
Mỹ vẫn tiến hành việc bàn giao 4 máy bay chiến đấu F-16 cho Ai Cập. |
Thậm chí ngay cả hành động chọc tức của phía Ai Cập dường như cũng không thể ảnh hưởng đến khoản viện trợ quân sự hàng năm của Mỹ. Hồi tháng 6 vừa qua, tòa án Ai Cập đã xét xử 43 nhân viên tổ chức phi chính phủ (NGO) và đã kết án vắng mặt 15 người có quốc tịch Mỹ, trong đó có con trai của một bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Barack Obama. Thế nhưng việc này cũng không ảnh hưởng gì đến các khoản viện trợ khác mà Washington dành cho Cairo. đảo chính ngày 3/7 vừa qua? Mỹ vẫn tránh gọi vụ quân đội lật đổ Tổng thống Mursi là một cuộc đảo chính và tiến hành việc bàn giao 4 chiếc máy bay chiến đấu F-16 cho Ai Cập.
|
Quốc vương Abdullah của Saudi Arabia ủng hộ giới quân sự Ai Cập về tinh thần và tiền bạc.
|
Thứ hai, tướng Sisi có sự ủng hộ của Saudi Arabia và phần lớn các nước trong vùng Vịnh. Nỗ lực khôi phục tình trạng an ninh của quân đội Ai Cập đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Saudi Arabia và các nước đồng minh theo chế độ quân chủ trong vùng Vịnh - những quốc gia hiện giờ cảm thấy dễ thở hơn khi mà nguy cơ dân chủ của cái gọi là “Mùa Xuân Arập” có vẻ như đang bắt đầu suy tàn.
Chỉ vài giờ sau khi cuộc đảo chính xảy ra, lãnh đạo các nước vùng Vịnh đứng đầu là Quốc vương Saudi Arabia Abdullah đã hoan nghênh việc quân đội Ai Cập tiếp quản chính quyền. Trong vòng một ngày, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Kuwait đã nhất trí viện trợ tổng cộng 12 tỷ USD cho Ai Cập, một khoản tiền gấp gần 10 lần viện trợ của Mỹ trong năm 2013 và nhiều hơn cả khoản tiền mà Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ cho “Anh em Hồi giáo”. (Theo debkafile, Saudi Arabia và UAE còn cam kết viện trợ cho chính quyền quân sự Ai Cập 40 tỷ USD)
Thứ ba, chủ nghĩa dân túy của quân đội đã nhận được sự ủng hộ trở lại ở Ai Cập. Các hành động của tướng Sisi kể từ sau cuộc đảo chính có thể cho thấy ông ta cảm nhận được sự ủng hộ của dân chúng đối với quân đội. Quy mô của các cuộc biểu tình phản đối ông Mursi và tổ chức “Anh em Hồi giáo” trước khi cuộc đảo chính diễn ra và lời kêu gọi từ những người theo chủ nghĩa tự do, những người thuộc cánh tả, những người theo chủ nghĩa dân tộc và những thanh niên thế tục đề nghị quân đội thực hiện trách nhiệm yêu nước của mình cũng đã củng cố thêm niềm tin của tướng Sisi.
|
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận do Viện Nghiên cứu Zogby tiến hành trước và sau cuộc đảo chính cho thấy tỷ lệ người dân Ai Cập ủng hộ quân đội lên tới 94% và 93%. |
Hơn nữa, ông Sisi cũng đã biết được kết quả những cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ đối với quân đội như là một thể chế và điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tiến hành cuộc đảo chính vừa qua. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận do Viện Nghiên cứu Zogby tiến hành trước và sau cuộc đảo chính cho thấy tỷ lệ người dân Ai Cập ủng hộ quân đội lên tới 94% và 93%.
Trong khi đó, hai tháng trở lại đây, các lực lượng thế tục ở Ai Cập cũng không tìm cách để giành quyền lực nữa. Nhiều người trong số này dường như tin rằng họ có thể trao vai trò đó cho quân đội. Họ cũng hiểu được rằng nếu bước qua ranh giới này, quân đội sẽ tìm cách tống giam họ giống như ông Mursi và các thành viên “Anh em Hồi giáo”.