Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2013 vừa được gửi đến Quốc hội cho thấy, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty đang quản lý số đất lớn nhưng chưa được sử dụng. Trong đó, lớn nhất phải kể đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với diện tích đất lên tới 1.114.700.000 m2. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đang bỏ không 26.955 m2. Theo kế hoạch, tập đoàn này sẽ có phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 8 năm nay. Năm 2014, Vinatex triển khai 57 dự án, trong đó 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may 2 dự án bông trang trại, 1 dự án cây bạch đàn, 1 dự án hạ tầng và 6 dự án khác.Trong khi đó, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đang có 30.693,6 m2 đất chưa được sử dụng. Không chỉ quản lý đất không hiệu quả, Seaprodex còn có nhiều sai phạm có hệ thống tại Seaprodex và các đơn vị thành viên. Trong đó có một điều rất lạ lùng: lãnh đạo càng sai phạm, càng làm ăn thua lỗ thì lại được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.
Còn Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6) cũng đang chưa sử dụng 1.769,6m2. Ảnh: Hầm Hải Vân, một công trình điển hình của Cienco 6.Trong các doanh nghiệp có đất đai bị lấn chiếm và tranh chấp theo báo cáo kiểm toán cũng có tên Seaprodex với diện tích đất 24.619 m2. Trước đó, báo chí từng xôn xao trước việc khu đất tại số 213 Hòa Bình, quận Tân Phú được Seaspimex (công ty thành viên của Seaprodex) lấy về cho Đại học Hồng Bàng thuê, sau khi Công ty Đại Đô Thành ký hàng loạt hợp đồng lừa bán căn hộ trên đó. Trong danh sách này, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng góp mặt với 25.382 m2 đất. VRG cũng có trong danh sách này với diện tích đất "khủng" 128.610.000 m2. Diện tích đất tranh chấp của VRG ở các tỉnh như: Kon Tum, Phú Yên... và ở nước ngoài như Campuchia. Trong danh sách các tổng công ty, tập đoàn chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý dẫn đến việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, bất cập vẫn có cái tên Seaprodex với 28 khu đất diện tích 2.190.274,1 m2, Vinatex với 21.272,7 m2, Cienco 6 với 17.554,78 m2, VRG với 306.010.000 m2. "Khủng" nhất là VNPT với 1.464.488,89 m2. Kết quả kiểm toán còn cho thấy, nhiều tập đoàn, tổng công ty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm làm giảm hiệu quả đầu tư. Cả 7/7 dự án kinh doanh bất động sản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) đều chậm tiến độ. Ảnh: Dự án khu đô thị mới Cienco5 - Mê Linh.Tổng công ty Cảng hàng không đã được giao đất từ những năm 2005, 2007, 2008, 2009 nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa triển khai. Ảnh minh họa. Trong khi đó, cả 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chưa triển khai vùng nguyên liệu, đến thời điểm kiểm toán vẫn chậm tiến độ tới 24-27 tháng.
Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2013 vừa được gửi đến Quốc hội cho thấy, nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty đang quản lý số đất lớn nhưng chưa được sử dụng. Trong đó, lớn nhất phải kể đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với diện tích đất lên tới 1.114.700.000 m2.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đang bỏ không 26.955 m2. Theo kế hoạch, tập đoàn này sẽ có phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 8 năm nay. Năm 2014, Vinatex triển khai 57 dự án, trong đó 15 dự án sợi, 8 dự án dệt, 24 dự án may 2 dự án bông trang trại, 1 dự án cây bạch đàn, 1 dự án hạ tầng và 6 dự án khác.
Trong khi đó, Tổng công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đang có 30.693,6 m2 đất chưa được sử dụng. Không chỉ quản lý đất không hiệu quả, Seaprodex còn có nhiều sai phạm có hệ thống tại Seaprodex và các đơn vị thành viên. Trong đó có một điều rất lạ lùng: lãnh đạo càng sai phạm, càng làm ăn thua lỗ thì lại được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn.
Còn Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6) cũng đang chưa sử dụng 1.769,6m2. Ảnh: Hầm Hải Vân, một công trình điển hình của Cienco 6.
Trong các doanh nghiệp có đất đai bị lấn chiếm và tranh chấp theo báo cáo kiểm toán cũng có tên Seaprodex với diện tích đất 24.619 m2. Trước đó, báo chí từng xôn xao trước việc khu đất tại số 213 Hòa Bình, quận Tân Phú được Seaspimex (công ty thành viên của Seaprodex) lấy về cho Đại học Hồng Bàng thuê, sau khi Công ty Đại Đô Thành ký hàng loạt hợp đồng lừa bán căn hộ trên đó.
Trong danh sách này, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng góp mặt với 25.382 m2 đất.
VRG cũng có trong danh sách này với diện tích đất "khủng" 128.610.000 m2. Diện tích đất tranh chấp của VRG ở các tỉnh như: Kon Tum, Phú Yên... và ở nước ngoài như Campuchia.
Trong danh sách các tổng công ty, tập đoàn chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý dẫn đến việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, bất cập vẫn có cái tên Seaprodex với 28 khu đất diện tích 2.190.274,1 m2, Vinatex với 21.272,7 m2, Cienco 6 với 17.554,78 m2, VRG với 306.010.000 m2.
"Khủng" nhất là VNPT với 1.464.488,89 m2.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy, nhiều tập đoàn, tổng công ty có đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản đều có dự án triển khai chậm hoặc kéo dài nhiều năm làm giảm hiệu quả đầu tư. Cả 7/7 dự án kinh doanh bất động sản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5) đều chậm tiến độ. Ảnh: Dự án khu đô thị mới Cienco5 - Mê Linh.
Tổng công ty Cảng hàng không đã được giao đất từ những năm 2005, 2007, 2008, 2009 nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn chưa triển khai. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, cả 3 dự án nhiên liệu sinh học ethanol do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chưa triển khai vùng nguyên liệu, đến thời điểm kiểm toán vẫn chậm tiến độ tới 24-27 tháng.