1. Căn nhà gỗ cổ hơn 300 năm tuổi ở Hà Nội
Ngôi nhà cổ có niên đại trên 300 năm, toạ lạc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Đến nay ngôi nhà này vẫn còn giữ nguyên vẹn từ kiến trúc và các đồ vật dụng ngả màu thời gian. Ảnh: Công lý.Ngôi nhà có niên đại từ thế kỉ 18, được dựng từ thời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 1760. Qua 3 thế kỷ, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ ngày xưa... Ảnh: Công lý.Trước nhà tiền tế có các bức "Thiết thạch tinh trung" (trung thành như sắt đá), "Thượng đẳng phúc thần" (phong thần), bên trái là bức "Vạn phúc du đồng", bên phải là "Ngũ phúc lâm môn". Ngoài ra, còn có thêm hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất. Ảnh: Công lý.Chính điện xưa có 5 gian thờ, giờ chì còn 3 gian. Gian chính giữa là thờ hai vợ chồng cụ Đỗ Đại Vương. Gian bên phải thờ thầy giáo của cụ Đỗ Đại Vương cùng các cụ tổ trên cụ Đỗ Đại Vương. Gian bên trái thờ cụ tổ thế hệ sau cụ Đỗ Đại Vương. ơi đây đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá... Ảnh: Công lý.Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian và ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh, nhiều cây cột, kèo trong ngôi nhà đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ nhiều chỗ bị hỏng, bị mọt, có chỗ được chắp vá tạm thời, trời mưa vẫn bị dột. Ảnh: Công lý. 2. Nhà cổ 200 năm tuổi ở xứ Thanh
Ngôi nhà của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được xây dựng từ năm 1810, là một trong những kiến trúc nhà ở cổ nhất xứ Thanh và là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: VOV.VN.Nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ gồm 29 cột cái, mái nhà được lợp bởi 16.000 viên ngói vảy cá. Hai xà chính của ngôi nhà được làm bằng gỗ táu với vô số nét chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo tạo nên vẻ cổ điển cho ngôi nhà. Ảnh: VOV.VN.Được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, nhà cổ ở xứ Thanh rộng 5m (năm gian), dài 13m, cao 5m. Ảnh: VOV.VN.Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Không gian ngôi nhà được thiết kế rất thuận lợi, có vượng khí nên thường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ảnh: VOV.VN.Trải qua hơn hai thế kỷ với nhiều biến động, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn như một chứng tích của lịch sử dân tộc. Ảnh: VOV.VN. 3. Nhà cổ hơn 200 tuổi của họa sĩ Bùi Hoài Mai
Ngôi nhà ở làng Na, Tiên Du, Bắc Ninh của họa sĩ Bùi Hoài Mai là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ vẫn còn cho đến bây giờ. Ảnh: Khám phá.Đây là một trong những ngôi nhà hiếm tồn tại đã hơn 200 năm và được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2. Ảnh: Khám phá.Phía trước của ngôi nhà, họa sĩ Bùi Hoài Mai giữ lại hoàn toàn theo không gian truyền thống xa xưa. Bên trong là một ngôi nhà 3 gian 2 buồng và một ngôi nhà 5 gian. Ảnh: Khám phá.Sau lưng nhà là bếp 2 tầng khá thấp, phòng ngủ tương đối tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn bảo toàn được giá trị truyền thống. Bên trong ngôi nhà chính, nội thất được sắp xếp, bày biện giống như những không gian nhà xưa, cũng có tủ chè, sập gụ, gian thờ, tràng kỷ,… Ảnh: Khám phá.Ngôi nhà này phần lớn được làm bằng khung gỗ xoan và gạch thông thường, còn tường rào bao quanh được đắp bằng đất. Ảnh: Khám phá. 4. Ngôi nhà gỗ mít gần 200 tuổi của nghệ nhân Võ Hiển Đạt
Ngôi nhà gỗ mít rộng gần 300 m2 của nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở thôn Tây xã An Hải, đảo Lý Sơn đã có niên đại gần 200 năm tuổi và vẫn lưu giữ được nhiều nét cổ kính. Đây được xem là một trong những ngôi nhà gỗ mít cổ nhất Việt Nam. Ảnh: eva.vn.Ngôi nhà được dựng lên nhờ hơn 30 mét khối gỗ mít đỏ, gồm 3 gian chính, với 24 cột gỗ có kích thước lớn và được làm theo kiểu “nhà rường đắp đất” cùng hệ thống cửa bàn khoa, cột kèo “rau muống” chạm hình đầu Rồng hoặc đầu chim Phụng, cùng với đó là các hoành phi câu đối, án thờ được chạm khắc hoa văn công phu, tinh xảo Ảnh: eva.vn.Tủ thờ hàng trăm năm tuổi bằng gỗ mít đã lên nước bóng của thời gian. Ảnh: eva.vn. 5. Nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên
Ngôi nhà cổ lâu đời nhất ở làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam) của ông Nguyễn Đình Hoan đã có niên đại gần 200 năm. Ảnh: Tiền phong.Ngôi nhà nổi tiếng không chỉ vì đẹp mà còn gắn với giai thoại 2 lần Ngô Đình Diệm hỏi mua nhưng không được. Ảnh: Tiền phong.Nhà nằm trong khuôn viên rộng hơn 4ha, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Bên trong nhà là những vật dụng cũ kỹ, từ bàn, ghế, phản, tủ đến cánh cửa, cột nhà,... nhưng vẫn còn chắc chắn. Ngôi nhà cổ mát lạnh vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông, là nơi che chắn mưa bão của thế hệ trước và được thế hệ sau giữ gìn, bảo vệ. Ảnh: Tiền phong.
1. Căn nhà gỗ cổ hơn 300 năm tuổi ở Hà Nội
Ngôi nhà cổ có niên đại trên 300 năm, toạ lạc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Đến nay ngôi nhà này vẫn còn giữ nguyên vẹn từ kiến trúc và các đồ vật dụng ngả màu thời gian. Ảnh: Công lý.
Ngôi nhà có niên đại từ thế kỉ 18, được dựng từ thời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 1760. Qua 3 thế kỷ, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, giường thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ ngày xưa... Ảnh: Công lý.
Trước nhà tiền tế có các bức "Thiết thạch tinh trung" (trung thành như sắt đá), "Thượng đẳng phúc thần" (phong thần), bên trái là bức "Vạn phúc du đồng", bên phải là "Ngũ phúc lâm môn". Ngoài ra, còn có thêm hai bức Long mã thể hiện ý chí ngang dọc trời đất. Ảnh: Công lý.
Chính điện xưa có 5 gian thờ, giờ chì còn 3 gian. Gian chính giữa là thờ hai vợ chồng cụ Đỗ Đại Vương. Gian bên phải thờ thầy giáo của cụ Đỗ Đại Vương cùng các cụ tổ trên cụ Đỗ Đại Vương. Gian bên trái thờ cụ tổ thế hệ sau cụ Đỗ Đại Vương. ơi đây đặt nhiều hương án, mâm đồng, kiệu, bia đá... Ảnh: Công lý.
Trải qua sự khắc nghiệt của thời gian và ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh, nhiều cây cột, kèo trong ngôi nhà đã bị hư hại nặng. Phần mái gỗ nhiều chỗ bị hỏng, bị mọt, có chỗ được chắp vá tạm thời, trời mưa vẫn bị dột. Ảnh: Công lý.
2. Nhà cổ 200 năm tuổi ở xứ Thanh
Ngôi nhà của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được xây dựng từ năm 1810, là một trong những kiến trúc nhà ở cổ nhất xứ Thanh và là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam. Ảnh: VOV.VN.
Nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ gồm 29 cột cái, mái nhà được lợp bởi 16.000 viên ngói vảy cá. Hai xà chính của ngôi nhà được làm bằng gỗ táu với vô số nét chạm trổ rất độc đáo, tinh xảo tạo nên vẻ cổ điển cho ngôi nhà. Ảnh: VOV.VN.
Được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, nhà cổ ở xứ Thanh rộng 5m (năm gian), dài 13m, cao 5m. Ảnh: VOV.VN.
Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Không gian ngôi nhà được thiết kế rất thuận lợi, có vượng khí nên thường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ảnh: VOV.VN.
Trải qua hơn hai thế kỷ với nhiều biến động, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn như một chứng tích của lịch sử dân tộc. Ảnh: VOV.VN.
3. Nhà cổ hơn 200 tuổi của họa sĩ Bùi Hoài Mai
Ngôi nhà ở làng Na, Tiên Du, Bắc Ninh của họa sĩ Bùi Hoài Mai là một trong những ngôi nhà cổ truyền thống mang đặc trưng của làng quê Bắc Bộ vẫn còn cho đến bây giờ. Ảnh: Khám phá.
Đây là một trong những ngôi nhà hiếm tồn tại đã hơn 200 năm và được họa sĩ Bùi Hoài Mai mua lại từ một gia đình đông con muốn phá đi để cho các con xây nhà ống, và phục dựng lại trên khoảng đất rộng 700m2. Ảnh: Khám phá.
Phía trước của ngôi nhà, họa sĩ Bùi Hoài Mai giữ lại hoàn toàn theo không gian truyền thống xa xưa. Bên trong là một ngôi nhà 3 gian 2 buồng và một ngôi nhà 5 gian. Ảnh: Khám phá.
Sau lưng nhà là bếp 2 tầng khá thấp, phòng ngủ tương đối tiện nghi, hiện đại nhưng vẫn bảo toàn được giá trị truyền thống. Bên trong ngôi nhà chính, nội thất được sắp xếp, bày biện giống như những không gian nhà xưa, cũng có tủ chè, sập gụ, gian thờ, tràng kỷ,… Ảnh: Khám phá.
Ngôi nhà này phần lớn được làm bằng khung gỗ xoan và gạch thông thường, còn tường rào bao quanh được đắp bằng đất. Ảnh: Khám phá.
4. Ngôi nhà gỗ mít gần 200 tuổi của nghệ nhân Võ Hiển Đạt
Ngôi nhà gỗ mít rộng gần 300 m2 của nghệ nhân Võ Hiển Đạt ở thôn Tây xã An Hải, đảo Lý Sơn đã có niên đại gần 200 năm tuổi và vẫn lưu giữ được nhiều nét cổ kính. Đây được xem là một trong những ngôi nhà gỗ mít cổ nhất Việt Nam. Ảnh: eva.vn.
Ngôi nhà được dựng lên nhờ hơn 30 mét khối gỗ mít đỏ, gồm 3 gian chính, với 24 cột gỗ có kích thước lớn và được làm theo kiểu “nhà rường đắp đất” cùng hệ thống cửa bàn khoa, cột kèo “rau muống” chạm hình đầu Rồng hoặc đầu chim Phụng, cùng với đó là các hoành phi câu đối, án thờ được chạm khắc hoa văn công phu, tinh xảo Ảnh: eva.vn.
Tủ thờ hàng trăm năm tuổi bằng gỗ mít đã lên nước bóng của thời gian. Ảnh: eva.vn.
5. Nhà cổ 200 tuổi ở làng Lộc Yên
Ngôi nhà cổ lâu đời nhất ở làng Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam) của ông Nguyễn Đình Hoan đã có niên đại gần 200 năm. Ảnh: Tiền phong.
Ngôi nhà nổi tiếng không chỉ vì đẹp mà còn gắn với giai thoại 2 lần Ngô Đình Diệm hỏi mua nhưng không được. Ảnh: Tiền phong.
Nhà nằm trong khuôn viên rộng hơn 4ha, phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh. Bên trong nhà là những vật dụng cũ kỹ, từ bàn, ghế, phản, tủ đến cánh cửa, cột nhà,... nhưng vẫn còn chắc chắn. Ngôi nhà cổ mát lạnh vào mùa hè và ấm áp khi mùa đông, là nơi che chắn mưa bão của thế hệ trước và được thế hệ sau giữ gìn, bảo vệ. Ảnh: Tiền phong.