1. Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài
Khuôn viên nhà đất ở địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thuộc dạng nhà vắng chủ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc gồm 2 khối nhà và một phần diện tích kho, sân chung. Sau khi chủ nhà cũ bỏ đi, Thành phố bàn giao cho Sở Nhà cửa và Trước bạ quản lý. Ảnh: Hồng Liên.Từ năm 1986, Tổng cục Du lịch ký hợp đồng thuê nhà với Xí nghiệp quản lý nhà Hoàn Kiếm để làm việc. Một phần diện tích đã được cơ quan này bố trí làm chỗ ở cho nhân viên. Năm 1990, Tổng cục cải tạo, xây dựng khu nhà 6 tầng trên khu đất mặt phố Lý Thường Kiệt (diện tích 272m2) làm văn phòng. Trên vị trí khu đất vàng này có 5 đơn vị, tổ chức và 41 hộ dân đang quản lý, sử dụng. Ảnh: Hồng Liên.Theo người dân sống tại khu chung cư cũ này, đây được xem là khu đất vàng cuối cùng còn sót lại với 2 mặt tiền ở 2 con phố đẹp nhất Thủ đô là: Lý Thường Kiệt và Hàng Bài - cách Hồ Gươm khoảng 1km. Hơn nữa, chung cư này còn là công trình cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tổng diện tích đất hơn 1.169m2. Ảnh: Hồng Liên.Ngày 13/6/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2598/QĐ-UBND về việc thu hồi khu đất này, bàn giao cho Công ty cổ phần tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu để thực hiện dự án xây dựng lại khu tập thể và cải tạo, sắp xếp lại trụ sở làm việc với tổng mức đầu tư khoảng 190 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Liên.Theo tiến độ thực hiện dự án được Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện bắt đầu từ quý 1/2011, thời gian hoàn thành vào quý 1/2013. Tuy nhiên, dự án đến cuối tháng 10 vẫn dậm chân tại chỗ do 11 hộ dân vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng. Ảnh: Hồng Liên.Trước thực trạng này, UBND quận Hoàn Kiếm quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tổ chức thực hiện các Quyết định cưỡng chế ngày 26/10/2017 của UBND quận Hoàn Kiếm tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt -33 Hàng Bài. Ảnh: Hồng Liên. 2. Khu đất vàng 22-32 Lê Thái Tổ
Khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày 8/3/2011. Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng.Khu đất có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32. Ảnh phối cảnh dự án: VietnamFinance.Theo thông tin trên Vietnamnet, việc xây dựng công trình tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp ở số 22-32 Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm) ngay sát di sản quốc gia đặc biệt Hồ Gươm đã có nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt, khu đất lập dự án này có 2 công trình biệt thự cũ thuộc diện quản lý, sử dụng nhà biệt thự theo quy định ngặt nghèo. Ảnh: Hà Nội Mới.Cụ thể, hai công trình biệt thự cũ số 30 và 32 thuộc nhóm 2 được quản lý và sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy theo ý kiến của các sở ngành các trường hợp đặc biệt này phải phá dỡ để xây dựng công trình mới thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sau đó UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ công trình. Ảnh: Hà Nội Mới.Ngày 20/10/2016, HĐND TP đã có văn bản gửi UBND TP về việc đưa công trình tại nhà số 30, 32 phố Lê Thái Tổ ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ. Ảnh: Việt Nguyễn/báo Đấu Thầu.Đến 17/1/2017, sau một thời gian chuẩn bị, chủ đầu tư đã tiến hành động thổ chính thức khởi công dự án xây dựng công trình khách sạn nằm trên khu đất vàng 22-32 Lê Thái Tổ. Ảnh: Tuổi trẻ. 3. Khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng
Dự án Trung tâm thương mại - văn phòng và nhà ở tại khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng nằm trong chủ trương của thành phố về xã hội hóa trong đầu tư xây dựng mới các khu tập thể cũ, xuống cấp trên địa bàn, có tổng diện tích mặt bằng khoảng 4.000 m2. Ảnh: Hà Nội Mới.Năm 2010, dư luận phải "sửng sốt" về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng “khủng”, “kỷ lục” chưa từng có trong tiền lệ này đã khiến khu đất ngã tư 22-24 Hàng Bài, 25-27 Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt xắt ra miếng” giữa Thủ đô. Ảnh: Tiền Phong.Để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2. Trong số này, 15/17 hộ đã thống nhất mức giá đền bù. Duy nhất 2 hộ còn lại đơn phương phản đối do không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2. Ảnh: Tiền Phong.Hai chủ hộ này đã đưa ra con số đền bù 1 tỷ đồng/m2. Vụ việc kéo dài, chủ đầu tư cuối cùng chấp nhận một cái giá khá chát nhưng có đến 1 tỷ/m2 hay không vẫn được giấu kín. Ảnh: PLO.
1. Khu đất 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài
Khuôn viên nhà đất ở địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt - 33 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thuộc dạng nhà vắng chủ, được xây dựng từ thời Pháp thuộc gồm 2 khối nhà và một phần diện tích kho, sân chung. Sau khi chủ nhà cũ bỏ đi, Thành phố bàn giao cho Sở Nhà cửa và Trước bạ quản lý. Ảnh: Hồng Liên.
Từ năm 1986, Tổng cục Du lịch ký hợp đồng thuê nhà với Xí nghiệp quản lý nhà Hoàn Kiếm để làm việc. Một phần diện tích đã được cơ quan này bố trí làm chỗ ở cho nhân viên. Năm 1990, Tổng cục cải tạo, xây dựng khu nhà 6 tầng trên khu đất mặt phố Lý Thường Kiệt (diện tích 272m2) làm văn phòng. Trên vị trí khu đất vàng này có 5 đơn vị, tổ chức và 41 hộ dân đang quản lý, sử dụng. Ảnh: Hồng Liên.
Theo người dân sống tại khu chung cư cũ này, đây được xem là khu đất vàng cuối cùng còn sót lại với 2 mặt tiền ở 2 con phố đẹp nhất Thủ đô là: Lý Thường Kiệt và Hàng Bài - cách Hồ Gươm khoảng 1km. Hơn nữa, chung cư này còn là công trình cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc với tổng diện tích đất hơn 1.169m2. Ảnh: Hồng Liên.
Ngày 13/6/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2598/QĐ-UBND về việc thu hồi khu đất này, bàn giao cho Công ty cổ phần tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu để thực hiện dự án xây dựng lại khu tập thể và cải tạo, sắp xếp lại trụ sở làm việc với tổng mức đầu tư khoảng 190 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Liên.
Theo tiến độ thực hiện dự án được Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư thực hiện bắt đầu từ quý 1/2011, thời gian hoàn thành vào quý 1/2013. Tuy nhiên, dự án đến cuối tháng 10 vẫn dậm chân tại chỗ do 11 hộ dân vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng. Ảnh: Hồng Liên.
Trước thực trạng này, UBND quận Hoàn Kiếm quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tổ chức thực hiện các Quyết định cưỡng chế ngày 26/10/2017 của UBND quận Hoàn Kiếm tại địa chỉ 30A Lý Thường Kiệt -33 Hàng Bài. Ảnh: Hồng Liên.
2. Khu đất vàng 22-32 Lê Thái Tổ
Khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ngày 8/3/2011. Ảnh: Kinh tế & Tiêu dùng.
Khu đất có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32. Ảnh phối cảnh dự án: VietnamFinance.
Theo thông tin trên Vietnamnet, việc xây dựng công trình tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp ở số 22-32 Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm) ngay sát di sản quốc gia đặc biệt Hồ Gươm đã có nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt, khu đất lập dự án này có 2 công trình biệt thự cũ thuộc diện quản lý, sử dụng nhà biệt thự theo quy định ngặt nghèo. Ảnh: Hà Nội Mới.
Cụ thể, hai công trình biệt thự cũ số 30 và 32 thuộc nhóm 2 được quản lý và sử dụng theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy theo ý kiến của các sở ngành các trường hợp đặc biệt này phải phá dỡ để xây dựng công trình mới thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sau đó UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ công trình. Ảnh: Hà Nội Mới.
Ngày 20/10/2016, HĐND TP đã có văn bản gửi UBND TP về việc đưa công trình tại nhà số 30, 32 phố Lê Thái Tổ ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ. Ảnh: Việt Nguyễn/báo Đấu Thầu.
Đến 17/1/2017, sau một thời gian chuẩn bị, chủ đầu tư đã tiến hành động thổ chính thức khởi công dự án xây dựng công trình khách sạn nằm trên khu đất vàng 22-32 Lê Thái Tổ. Ảnh: Tuổi trẻ.
3. Khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng
Dự án Trung tâm thương mại - văn phòng và nhà ở tại khu đất vàng số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng nằm trong chủ trương của thành phố về xã hội hóa trong đầu tư xây dựng mới các khu tập thể cũ, xuống cấp trên địa bàn, có tổng diện tích mặt bằng khoảng 4.000 m2. Ảnh: Hà Nội Mới.
Năm 2010, dư luận phải "sửng sốt" về mức giá đền bù giải phóng mặt bằng “khủng”, “kỷ lục” chưa từng có trong tiền lệ này đã khiến khu đất ngã tư 22-24 Hàng Bài, 25-27 Hai Bà Trưng trở thành vị trí “đắt xắt ra miếng” giữa Thủ đô. Ảnh: Tiền Phong.
Để di dời 300 hộ dân cư trú trên diện tích 300m2, chủ dự án đã chấp nhận mức giá 500 triệu đồng/m2. Trong số này, 15/17 hộ đã thống nhất mức giá đền bù. Duy nhất 2 hộ còn lại đơn phương phản đối do không chấp nhận mức giá đền bù 600 triệu đồng/m2. Ảnh: Tiền Phong.
Hai chủ hộ này đã đưa ra con số đền bù 1 tỷ đồng/m2. Vụ việc kéo dài, chủ đầu tư cuối cùng chấp nhận một cái giá khá chát nhưng có đến 1 tỷ/m2 hay không vẫn được giấu kín. Ảnh: PLO.