Tạo hình nổi bần bật của ngôi nhà khiến nhiều người đi đường phải ngoái nhìn. Dây leo phủ kín, được uốn và cắt tỉa từ mái xuống cổng cầu kỳ. Theo lời của gia chủ là bác Đ.C.Đ, đây là cây cúc tần Ấn Độ, được ưa chuộng trồng tại nhà vì dễ sống và ít rụng lá cả bốn mùa. Dây leo bám sát tường lên trên mái nhà, tránh ánh nắng mùa hè, nhìn từ trên xuống trông như một dòng thác xanh mướt mắt. Gia chủ vì muốn có một không gian sống gần gũi thiên nhiên nên đã để cho cây phủ kín căn nhà. Tuy nhiên, nhiều khi phải "chịu trận" tối tăm vì cây mọc rậm rạp, che hết ánh sáng.Nhìn từ ngoài vào, chiếc cổng được làm bằng những thanh tre ghép lại, xuất phát từ ý tưởng thô - mộc, trở về cuộc sống giản dị của làng quê.Bác Đ.C.Đ cho biết: Phải rất cẩn thận, chi tiết trong ba ngày để chiếc cổng được làm khớp với khung uốn dây leo, theo gia chủ chất liệu tre nứa rất "hợp gu" với cây cối.Cầu kỳ hơn nữa, chủ nhà đã phải dùng hàng trăm sợi thép nhỏ, uốn thành vòm hoặc tạo khung để làm điểm bám cho dây leo. Vì ở gần đường lớn, ồn ào và bụi bặm, nên đây được xem là giải pháp hữu hiệu đem lại sự yên tĩnh và mát mẻ cho căn nhà. Nhìn từ trong nhà ra ngoài sẽ thấy dây leo được uốn thành hình cổng tam quan theo lối kiến trúc truyền thống. Bác Đ.C.Đ muốn tạo hình mang ý niệm về ba cách nhìn của Phật giáo (hữu quan, không quan và trung quan). Bác cho biết phải mất bốn năm để trồng và uốn cây cúc tần giống như bây giờ.Vào đến sân, tuy diện tích khá nhỏ, nhưng gia chủ đã bố trí tiểu cảnh hồ nước với các bức tượng Phật, chùa tháp khiến không gian thêm vẻ tĩnh lặng, trầm mặc. ...Cùng với rất nhiều bức tượng yêu thích được đặt gọn gàng trên giá. Ngay gần đó là không gian đọc sách, đánh đàn guitar, nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc. Chủ nhà chia sẻ, rất thích ngồi dưới vòm cúc tần, dù loại cây này ảnh hưởng không tốt đến lớp sơn trên tường nhưng không có ý định gỡ bỏ bởi nó do con trai bác mua về.
Tạo hình nổi bần bật của ngôi nhà khiến nhiều người đi đường phải ngoái nhìn. Dây leo phủ kín, được uốn và cắt tỉa từ mái xuống cổng cầu kỳ. Theo lời của gia chủ là bác Đ.C.Đ, đây là cây cúc tần Ấn Độ, được ưa chuộng trồng tại nhà vì dễ sống và ít rụng lá cả bốn mùa.
Dây leo bám sát tường lên trên mái nhà, tránh ánh nắng mùa hè, nhìn từ trên xuống trông như một dòng thác xanh mướt mắt. Gia chủ vì muốn có một không gian sống gần gũi thiên nhiên nên đã để cho cây phủ kín căn nhà. Tuy nhiên, nhiều khi phải "chịu trận" tối tăm vì cây mọc rậm rạp, che hết ánh sáng.
Nhìn từ ngoài vào, chiếc cổng được làm bằng những thanh tre ghép lại, xuất phát từ ý tưởng thô - mộc, trở về cuộc sống giản dị của làng quê.
Bác Đ.C.Đ cho biết: Phải rất cẩn thận, chi tiết trong ba ngày để chiếc cổng được làm khớp với khung uốn dây leo, theo gia chủ chất liệu tre nứa rất "hợp gu" với cây cối.
Cầu kỳ hơn nữa, chủ nhà đã phải dùng hàng trăm sợi thép nhỏ, uốn thành vòm hoặc tạo khung để làm điểm bám cho dây leo. Vì ở gần đường lớn, ồn ào và bụi bặm, nên đây được xem là giải pháp hữu hiệu đem lại sự yên tĩnh và mát mẻ cho căn nhà.
Nhìn từ trong nhà ra ngoài sẽ thấy dây leo được uốn thành hình cổng tam quan theo lối kiến trúc truyền thống. Bác Đ.C.Đ muốn tạo hình mang ý niệm về ba cách nhìn của Phật giáo (hữu quan, không quan và trung quan). Bác cho biết phải mất bốn năm để trồng và uốn cây cúc tần giống như bây giờ.
Vào đến sân, tuy diện tích khá nhỏ, nhưng gia chủ đã bố trí tiểu cảnh hồ nước với các bức tượng Phật, chùa tháp khiến không gian thêm vẻ tĩnh lặng, trầm mặc.
...Cùng với rất nhiều bức tượng yêu thích được đặt gọn gàng trên giá.
Ngay gần đó là không gian đọc sách, đánh đàn guitar, nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc. Chủ nhà chia sẻ, rất thích ngồi dưới vòm cúc tần, dù loại cây này ảnh hưởng không tốt đến lớp sơn trên tường nhưng không có ý định gỡ bỏ bởi nó do con trai bác mua về.