Ông Hàm Huỳnh Kỳ, một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa. Lúc sinh thời, ông Hàm đã mua chức huyện, nên còn được gọi là huyện Hàm. Ông mất năm 60 tuổi, chôn cách thị trấn Cầu Kè khoảng 4km bên quốc lộ 54 về phía Hựu Thành (Trà Ôn, Vĩnh Long). Ảnh: Quốc Quân.Khu lăng mộ hoành tráng của ông do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng, Cần Thơ khởi công năm 1944, hoàn thành năm 1947. Ảnh: Quốc Quân.Lăng mộ cổ nằm trên gò đất cao khỏi đầu người, được xây dựng bằng xi măng Hải Phòng cùng gạch, ngói, gỗ. Ảnh: Quốc Quân.Hình ảnh tháp có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt. Ảnh: Quốc Quân.Đây được coi là "Lăng mộ cổ phong cách Việt - Hoa - Pháp - Khmer độc nhất Việt Nam", với những họa tiết hình Rồng - biểu tượng quyền lực cho vua chúa Trung Hoa và Việt Nam, một vị thần Cây-nor giang tay chống đỡ mái - nét kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer, mô típ hoa lá phương Tây cổ điển, nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt. Ảnh: Quốc Quân.Hình ảnh vị thần Cây-nor giang tay chống đỡ mái - nét kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer. Ảnh: Quốc Quân.Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ. Ảnh: Quốc Quân.Các tường bên trong nhà mồ ngoài các bức chân dung của ông Huỳnh Kỳ, và hai phu nhân, còn lại đều là những họa tiết tinh xảo, kể cả trần tiết. Nhìn toàn diện, mộ ông Hàm ngoài giá trị nghệ thuật của hai nền văn hóa Hoa – Khmer thì còn mang phong cách Việt và phương Tây. Đáng tiếc rằng, sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, mộ ông Hàm đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Quốc Quân.Trong gian nhà lục giác ở giữa, ngoài mộ phần của ông Hàm còn có mộ phần hai vị phu nhân ở hai bên. Ảnh: Quốc Quân.
Ông Hàm Huỳnh Kỳ, một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa. Lúc sinh thời, ông Hàm đã mua chức huyện, nên còn được gọi là huyện Hàm. Ông mất năm 60 tuổi, chôn cách thị trấn Cầu Kè khoảng 4km bên quốc lộ 54 về phía Hựu Thành (Trà Ôn, Vĩnh Long). Ảnh: Quốc Quân.
Khu lăng mộ hoành tráng của ông do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng, Cần Thơ khởi công năm 1944, hoàn thành năm 1947. Ảnh: Quốc Quân.
Lăng mộ cổ nằm trên gò đất cao khỏi đầu người, được xây dựng bằng xi măng Hải Phòng cùng gạch, ngói, gỗ. Ảnh: Quốc Quân.
Hình ảnh tháp có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt. Ảnh: Quốc Quân.
Đây được coi là "Lăng mộ cổ phong cách Việt - Hoa - Pháp - Khmer độc nhất Việt Nam", với những họa tiết hình Rồng - biểu tượng quyền lực cho vua chúa Trung Hoa và Việt Nam, một vị thần Cây-nor giang tay chống đỡ mái - nét kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer, mô típ hoa lá phương Tây cổ điển, nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt. Ảnh: Quốc Quân.
Hình ảnh vị thần Cây-nor giang tay chống đỡ mái - nét kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer. Ảnh: Quốc Quân.
Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ. Ảnh: Quốc Quân.
Các tường bên trong nhà mồ ngoài các bức chân dung của ông Huỳnh Kỳ, và hai phu nhân, còn lại đều là những họa tiết tinh xảo, kể cả trần tiết. Nhìn toàn diện, mộ ông Hàm ngoài giá trị nghệ thuật của hai nền văn hóa Hoa – Khmer thì còn mang phong cách Việt và phương Tây. Đáng tiếc rằng, sau nhiều thập niên bị bỏ hoang, mộ ông Hàm đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Quốc Quân.
Trong gian nhà lục giác ở giữa, ngoài mộ phần của ông Hàm còn có mộ phần hai vị phu nhân ở hai bên. Ảnh: Quốc Quân.