Giới siêu giàu Hà Nội dốc tiền mua lại biệt thự Pháp cổ

Google News

Bỏ ra hàng triệu USD để sở hữu một căn biệt thự cổ xây dựng từ thời Pháp thuộc đang là xu thế của giới siêu giàu ở Hà Nội.

Theo khảo sát của phóng viên Nhadautu.vn, tại các tuyến phố có nhiều căn biệt thự cổ như Bà Triệu, Chu Văn An, Trần Phú, hay Cao Bá Quát…, những tư dinh cũ xây dựng từ thời Pháp thuộc đang được chuyển quyền sở hữu và sau đó là 'thay màu áo mới'.
Giá bán hiện nay của những căn biệt thự cổ này có thể khiến người ta giật mình choáng váng, dù nhìn bề ngoài căn biệt thự không quá lộng lẫy, thậm chí còn cũ kỹ, xập xệ vì tuổi thọ đã khá cao.
Theo thông tin chúng tôi có được, những giao dịch thành công đều có giá khởi điểm không dưới 200 – 300 triệu đồng/m2, tùy vị trí và diện tích căn biệt thự, cá biệt có những giao dịch lên tới tiền tỷ đồng mỗi mét.
Có những căn biệt thự có diện tích tuy nhỏ nhưng giá cũng khá đắt, ví dụ một căn biệt thự Pháp cổ có diện tích 270m, có sổ đỏ, xây 2 tầng nổi và 1 tầng hầm, mặt tiền 9m đang được rao bán với giá 65 tỷ đồng (tương đương khoảng 3 triệu USD), bao phí chuyển tên sở hữu.
Một biệt thự khác có diện tích 210m2, mặt tiền 10,5m, có sổ đỏ cũng đang được rao bán với giá 61 tỷ đồng.
Tại phố Trần Hưng Đạo, giá biệt thự khoảng từ 400 – 500 triệu đồng/m2, tùy vị trí ở đoạn đầu hay cuối phố.
Một căn biệt thự Pháp cổ nằm trên phố Lý Thường Kiệt có diện tích 350m2, mặt tiền 15m, 3 tầng, có sổ đỏ chính chủ được rao bán tới 400 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, nếu nằm ở những phố cổ nhỏ hơn như Tống Duy Tân (Hàng Bông, Hoàn Kiếm) với mặt tiền nhỏ hơn chỉ 10m, thì căn biệt thự diện tích hơn 200m2, xây 3 tầng được chủ nhà rao bán giá thấp hơn, khoảng 39 tỷ đồng/căn.
Còn với biệt thự trên phố Tuệ Tĩnh, giá cũng dao động từ 350 – 700 triệu đồng/m2. Đặc biệt, trên phố Quang Trung, có những căn biệt thự đã được chủ nhà sơn sửa, cải tạo lại rất mới và từng được người có nhu cầu mua trả giá ngót 1 tỷ đồng/m2 nhưng vẫn không bán.
Tại phố Bà Triệu căn biệt thự ở số 33 A đã được Tập đoàn ALPHANAM cải tạo lại để làm văn phòng. Trong khi đó, tại số 19 phố Chu Văn An và 57 Trần Phú, căn biệt thự Pháp cổ cũng vừa được tân trang lại để Công ty CP du lịch Kim Liên làm văn phòng (Khách sạn Kim Liên).
Đây là doanh nghiệp của doanh nhân Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy), sau thương vụ mua lại cổ phần gây xao dư luận cách đây hai năm.
Cách đó không xa, căn biệt thự pháp cổ ở Cao Bá Quát đã được một đại gia trong ngành hóa chất mua lại và xây mới, ốp đá trắng nguy nga, tráng lệ.
Dưới đây là những hình ảnh về những ngôi biệt thự thời pháp cổ đã và đang được cải tạo tân trang lại ở Hà Nội:
Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co
 Trụ sở chính của Công ty CP du lịch Kim Liên

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-2
 Ngôi biệt thự thời pháp cổ đã được Tập đoàn Alphanam cải tạo lại để làm văn phòng

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-3
 Bên trong ngôi biệt thự số 33 A đường Bà Triệu của Tập đoàn ALPHANAM

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-4
 Nội thất khá sang trọng trong một căn biệt thự pháp cổ vừa được cải tạo lại

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-5
 Một căn biệt thự vừa mới được cải tạo lại để ở trên phố Cao Bá Quát

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-6
 Ngôi biệt thự này đang được gia chủ hoàn thiện nội thất

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-7
 Nhìn bên ngoài ngôi biệt thự số 5A phố Cao Bá Quát nguy nga như một toà lâu đài

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-8
 Một ngôi biệt thự có tuổi đời khá cao trên đường Trần Phú

Gioi sieu giau Ha Noi doc tien mua lai biet thu Phap co-Hinh-9
 Căn biệt thự này có từ đầu thế kỷ XX
Theo Phan Chính/Nhadautu

>> xem thêm

Bình luận(0)