Hãng Bloomberg vừa công bố danh sách những thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới so với thu nhập (còn gọi là chỉ số MMI). Theo đó, Hồng Kông tiếp tục xếp ở vị trí số 1. Ảnh: Demographia/BloombergBáo cáo cho hay, trong năm 2018 giá nhà bình quân ở Hồng Kông đạt mức 20,9 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình địa phương, tăng so với mức 19,4 lần trong năm 2017. Ảnh: Youtube.Vị trí thứ hai thuộc về thành phố Vancouver của Canada. Trong cuộc khảo sát, Vancouver là thành phố trải qua sự suy giảm khả năng chi trả nhà ở lớn nhất trong số các thành phố có mặt trong bảng khảo sát. Ảnh: Wiki.Chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách là thành phố Sydney (Australia). Trước khi hạ nhiệt, Sydney là tâm điểm của "cơn sốt" giá nhà mấy năm trước. Ảnh: Timeout.Với chỉ số MMI 9,7 thành phố Melbourne (Australia) đứng vị trí thứ 4. Năm ngoái, chỉ số này của Melbourne là 9,9 và đứng ở vị trí thứ 6. Ảnh: ABC.Tiếp theo là thành phố San Jose (Mỹ). Có thời điểm, giá trung bình một căn nhà 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm tại đây lên tới hơn 1 triệu USD. Ảnh: CNBC.Los Angeles là thành phố có mức chi phí nhà đắt đỏ thứ hai của Mỹ, với chỉ số MMI là 9,2. Ảnh: CNBC.Thị trường bất động sản tại Auckland (New Zealand) đang có thời kỳ sự bùng nổi mạnh nhất trong hai thập kỷ qua. Giá nhà trung bình ở thành phố lớn nhất của New Zealand này hiện cao hơn cả London (Anh). Ảnh: ACB.Sự phát triển rực rỡ của công nghệ đã khiến San Francisco vượt qua New York để lọt vào top thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: ACB.Thành phố Honolulu ở thiên đường du lịch Hawaii, Mỹ, nằm tại bờ biển phía nam của đảo Oahu có điểm số trung bình đạt 8,6, đứng vị trí thứ 9. Ảnh: BI.Thủ đô London của nước Anh là nơi có giá nhà đắt đỏ nhất châu Âu, nhưng chỉ xếp ở vị trí thứ 10 trên thế giới. Ảnh: Edie.net.Video: Thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới. Nguồn: FBNC.
Hãng Bloomberg vừa công bố danh sách những thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới so với thu nhập (còn gọi là chỉ số MMI). Theo đó, Hồng Kông tiếp tục xếp ở vị trí số 1. Ảnh: Demographia/Bloomberg
Báo cáo cho hay, trong năm 2018 giá nhà bình quân ở Hồng Kông đạt mức 20,9 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình địa phương, tăng so với mức 19,4 lần trong năm 2017. Ảnh: Youtube.
Vị trí thứ hai thuộc về thành phố Vancouver của Canada. Trong cuộc khảo sát, Vancouver là thành phố trải qua sự suy giảm khả năng chi trả nhà ở lớn nhất trong số các thành phố có mặt trong bảng khảo sát. Ảnh: Wiki.
Chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách là thành phố Sydney (Australia). Trước khi hạ nhiệt, Sydney là tâm điểm của "cơn sốt" giá nhà mấy năm trước. Ảnh: Timeout.
Với chỉ số MMI 9,7 thành phố Melbourne (Australia) đứng vị trí thứ 4. Năm ngoái, chỉ số này của Melbourne là 9,9 và đứng ở vị trí thứ 6. Ảnh: ABC.
Tiếp theo là thành phố San Jose (Mỹ). Có thời điểm, giá trung bình một căn nhà 4 phòng ngủ, 2 phòng tắm tại đây lên tới hơn 1 triệu USD. Ảnh: CNBC.
Los Angeles là thành phố có mức chi phí nhà đắt đỏ thứ hai của Mỹ, với chỉ số MMI là 9,2. Ảnh: CNBC.
Thị trường bất động sản tại Auckland (New Zealand) đang có thời kỳ sự bùng nổi mạnh nhất trong hai thập kỷ qua. Giá nhà trung bình ở thành phố lớn nhất của New Zealand này hiện cao hơn cả London (Anh). Ảnh: ACB.
Sự phát triển rực rỡ của công nghệ đã khiến San Francisco vượt qua New York để lọt vào top thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: ACB.
Thành phố Honolulu ở thiên đường du lịch Hawaii, Mỹ, nằm tại bờ biển phía nam của đảo Oahu có điểm số trung bình đạt 8,6, đứng vị trí thứ 9.
Ảnh: BI.
Thủ đô London của nước Anh là nơi có giá nhà đắt đỏ nhất châu Âu, nhưng chỉ xếp ở vị trí thứ 10 trên thế giới. Ảnh: Edie.net.
Video: Thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất thế giới. Nguồn: FBNC.