Cocobay Đà Nẵng vỡ trận: “Lợi nhuận cam kết 15%, condotel ở Mặt trăng cũng mua“

Google News

(Kiến Thức) - Tại Hội thảo "Pháp lý cho condotel" do Báo Thanh Niên tổ chức, đại diện nhiều cơ quan quản lý và chuyên gia tiếp tục đưa ra các quan điểm tranh cãi về condotel.

Ông Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch nói rất bất ngờ khi không tìm thấy văn bản luật nào đề cập liên quan đến condotel, trừ Luật Du lịch. Điều 48 Luật Du lịch có nêu nội dung liên quan tới condotel, nhắc tới 2 loại hình kinh doanh: biệt thự du lịch và căn hộ khách sạn.

Ông Nam nhấn mạnh quan điểm của ngành du lịch là condotel rất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của ngành. Dẫn chứng cho thấy, đến hết năm 2018, cả nước có trên 15.600 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 350.000 phòng. Tuy nhiên, ông Nam chỉ ra chỉ có 965 cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên, tương ứng 6% nguồn cung.

Nói về nguyên nhân 'vỡ trận' condotel, ông Nam cho rằng đây là hệ quả của việc biến tướng từ sản phẩm bất động sản thành sản phẩm tài chính phái sinh. Nếu mua sản phẩm bất động sản, khách hàng sẽ quan tâm vị trí, tiềm năng phát triển thị trường, chất lượng xây dựng, giá căn hộ, cách quản lý vận hành.

Nhưng nhiều chủ đầu tư và người mua đã biến nó thành sản phẩm phái sinh, chỉ quan tâm lãi suất cam kết mà không quan tâm giá cả.

"Người mua hiện nay chỉ quan tâm số phần trăm lợi nhuận mà chủ đầu tư cam kết, biến condotel thành chứng khoán phái sinh. Nói thật, nếu lợi nhuận cam kết lên đến 12-15%/năm, thì giới thiệu condotel ở mặt trăng hay sao hỏa thì người ta vẫn mua bán bình thường", TS Nam hài hước ví von.
Cocobay Da Nang vo tran: “Loi nhuan cam ket 15%, condotel o Mat trang cung mua“
 Toàn cảnh Hội thảo.

Ông Nam đề nghị không có cơ sở cấp sổ đỏ vĩnh viễn cho loại hình này. Cách giải quyết hợp lý nhất là ban hành sổ đúng tên căn hộ du lịch, biệt thự du lịch có thời hạn sử dụng. Khi không còn các cam kết lợi nhuận thì condotel sẽ ổn định giá, trở về đúng giá thị trường, không còn giá trên trời như hiện nay.

Trong khi đó, ông Mai Văn Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường) khẳng định đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho loại hình condodel.

Ông nói trong hệ thống luật pháp có liên quan đến cấp giấy chứng nhận sử dụng đất không có quy định về condotel vì hệ thống pháp luật hiện hành là Việt ngữ (còn condotel là tiếng Anh).

Do đó, muốn biết khái niệm condotel cần làm rõ công năng, phạm trù, hình thức của loại hình này, sau đó tham chiếu ra các quy định về loại hình tương ứng.

Ông Phấn nói rằng condodel tạm thời được hiểu là căn hộ khách sạn. Theo Luật Du lịch, đây là loại hình kinh doanh dịch vụ. Khi giao đất, khi làm thủ tục từ giao đất tới hình thành tài sản, condotel được xác định là đất sản xuất kinh doanh. Cấp phép xây dựng cho condotel phải căn cứ quy hoạch và mục đích cho thuê đất.

Cocobay Da Nang vo tran: “Loi nhuan cam ket 15%, condotel o Mat trang cung mua“-Hinh-2
 Ông Mai Văn Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường)

Về chế độ sử dụng đất đã quy định rõ đối với loại hình này. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận có tại Nghị định 01 và hướng dẫn ghi, thể hiện sơ đồ tài sản trên giấy chứng nhận cũng đã có Điều 8 Thông tư 24, bổ sung ở Thông tư 33.

Ông Phấn cho rằng cơ sở pháp lý, quy định chế độ sử dụng đất, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận... đều đã đảm bảo đầy đủ. Thực tiễn cho thấy chưa có cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tại địa phương nào phản ánh khó khăn trong vấn đề này.

Theo ông, thực tế hiện nay có một số địa phương còn vướng mắc pháp lý, điển hình là Đà Nẵng và Bình Định. Hai địa phương này “sáng tác” ra khái niệm khá mù mờ là nhà ở nhưng không hình thành đơn vị ở.

Từ đó, địa phương cấp giấy chứng nhận cho condotel là đất ở, lâu dài, không phù hợp với các quy định đã nêu trên, khiến nhà đầu tư thứ cấp và xã hội hoang mang.

Gia Lai

>> xem thêm

Bình luận(0)