Chùa Tam Chúc của đại gia Xuân Trường: Chưa hoàn thiện đã thu “khủng”?

Google News

(Kiến Thức) - Dù chưa hoàn thiện và vẫn ngổn ngang các công trình xây dựng nhưng Khu du lịch tâm linh Tam Chúc bắt đầu mang lại nguồn thu không nhỏ cho chủ đầu tư từ lượng khách ngày một đông đến nơi đây.

Xây dựng dang dở vẫn hút hàng vạn du khách
Nhắc đến đại gia Nguyễn Văn Trường, ông chủ Doanh nghiệp Xuân Trường, người ta nhắc ngay đến những dự án tâm linh siêu khủng với số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng tại các tỉnh như Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên.
Trong các dự án siêu khủng của Xuân Trường ở lĩnh vực đầu tư xây dựng du lịch tâm linh, mới đây nhất phải kể đến Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao (tỉnh Hà Nam) - dự án "ngốn" tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, được xây dựng với tổng diện tích lên đến 5.100 ha, diện tích vùng lõi là 4.000 ha. Khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.
Theo quan sát của Kiến Thức, hiện nay ngôi chùa được cho là lớn nhất thế giới này vẫn đang trong quá trình xây dựng. Tuy vậy, dù còn dang dở nhưng ngôi chùa vẫn thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi ngày.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?
 Cổng tam quan chùa Tam Chúc vẫn còn ngổn ngang.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-2
 Một "đại công trường" xây dựng.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-3
 Điện Quan âm vẫn đang được hoàn thiện.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-4
 Các công nhân đang tiếp tục thi công trong điện Quan âm.
Trong đó, điện Tam Thế là đã cơ bản hoàn thiện, còn tại điện Pháp Chủ, điện Quan Âm vẫn đang thi công dang dở. Theo những hạng mục đã được thi công hoàn thiện có thể thấy, những ngôi điện đều được xây theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Nhưng điểm khác biệt là các ngôi điện thờ có diện tích rất rộng, đều từ 3.000 - 5.400 m2, cao từ trên 30 - 39m; các bức tượng được thờ ở đây đều bằng đồng nguyên khối nặng từ 85 - 150 tấn.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-5
 Điện Pháp chủ vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng.
Đáng chú ý nhất chính là 12.000 bức tranh bằng đá núi lửa miêu tả sự tích của đức Phật do các nghệ nhân Indonesia tạo tác được ghép trên toàn bộ bề mặt tường phía trong cả 3 ngôi đại điện. Tại sân các điện và lối lên xuống đang được đơn vị thi công khẩn trương lát nền đá xanh. Ngay Cổng Tam quan nội trước bến thuyền Tam Chúc cũng được xây theo lối kiến trúc cổ truyền, có 3 tầng mái cong tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-6
 Nhiều hạng mục vẫn còn dang dở.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-7
 
Tại khu vực xây dựng vườn cột kinh dự kiến từ khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm sẽ có 32 cột kinh được dựng tại đây. Tuy nhiên đến nay vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng. Hiện nhiều hạng mục công trình đang bị chậm tiến độ như Tuyến đường dạo bờ Nam, bờ Bắc sông Ba Sao; cổng chào Khu du lịch tại vị trí đường đi chùa Hương, vườn Kinh, hành lang La Hán kết nối từ cổng Tam quan lên điện Tam Thế...
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-8
 
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-9
Điện Tam thế đã hoàn thiện.
Dù còn đang ngổn ngang như một đại công trường xây dựng nhưng chùa Tam Chúc đã mở cửa đón du khách thập phương nhân dịp năm mới 2019. Từ đầu năm 2019, nhất là ngày khai hội (16/2 tức 12 tháng Giêng âm lịch), hàng vạn du khách đã về khu du lịch tâm linh này để tham quan, ngắm cảnh, bái Phật. Theo thống kê, từ ngày mùng 1 đến mùng 7 Tết, chùa Tam Chúc đã đón trên 10 vạn lượt khách. Mỗi ngày gần đây, nhất là ngày nghỉ cuối tuần, ngôi chùa này đón hàng nghìn lượt khách tham quan, vãn cảnh, bái Phật.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-10
 Nhiều du khách tham quan điện Tam Thế.
Mang lại nguồn thu “khủng”?
Dù dang dở chưa hoàn thiện nhưng chùa Tam Chúc đã thu hút hàng vạn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, bái Phật khiến ngôi chùa này được cho là đã mang lại những nguồn thu không nhỏ từ khách tham quan.
Theo khảo sát của Kiến Thức, để được vào khu điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, do quãng đường từ cổng dẫn vào khu du lịch tâm linh này rất xa Cổng Tam quan nên bắt buộc du khách phải chọn xe điện làm phương tiện di chuyển với giá 30.000 đồng/lượt và 60.000 đồng/khứ hồi. Ngay khi gửi xe tại bãi xe của khu du lịch tâm linh Tam Chúc du khách sẽ phải trả 15.000 đồng/lượt gửi xe máy.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-11
 Giá vé gửi xe máy là 15.000 đồng/lượt.
Tại các điểm như điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Phật Bà Quan Âm, tháp chuông… đều có rất nhiều hòm công đức. Cùng với đó, tại các điện này cũng được bố trí nhiều bàn có nhân viên ghi tiền công đức. Theo quan sát của Kiến Thức tại điện Phật bà Quan Âm, rất nhiều người bỏ tiền vào hòm công đức và ghi danh tại quyển sổ công đức được đặt ở mặt bàn có nhân viên ghi chép. Người ít thì công đức 50.000 đồng, có người công đức 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng. Thậm chí, theo một người phụ nữ làm nhiệm vụ ghi tiền công đức tại đây cho biết, có người công đức chùa Tam Chúc đến 2 tỷ đồng. Cũng theo người phụ nữ này, lượng người công đức cho chùa khá lớn. Để minh chứng lời mình nói, người phụ nữ còn chỉ tay vào 3 quyển sổ dày ghi tên người công đức và cho biết: “Mới vài ngày thôi mà danh sách số người công đức đã gần kín ba quyển sổ dày”.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-12
 Giá vé xe điện là 60.000 đồng khứ hồi.
Tại điện Pháp chủ và điện Tam Thế, chỉ trong ít giờ có mặt tại đây, không ít người sẵn sàng bỏ tiền vào hòm công đức. Những quyển số ghi danh sách người công đức tại hai điện này cũng gần kín với số tiền công đức đủ mệnh giá khác nhau từ 50.000 đồng đến hàng triệu đồng.
Tuy nhiên, ngay cả những người công đức và những người ghi tiền công đức đều không biết chính xác tiền công đức này sẽ được sử dụng vào mục đích gì và do ai quản lý?
Trao đổi với Kiến Thức, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam – ông Lê Xuân Huy cho biết, Chùa Tam Chúc hiện nay do Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đầu tư quản lý. Việc số tiền công đức bao nhiêu, sử dụng như thế nào là do doanh nghiệp và Nhà chùa chứ Sở VHTTDL Hà Nam không quản lý và không nắm bắt được.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-13
 Một bàn ghi công đức tại điện Quan âm.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-14
 
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-15
 Hòm công đức và bàn ghi nhận công đức được đặt tại cả 3 điện.
Chua Tam Chuc cua dai gia Xuan Truong: Chua hoan thien da thu “khung”?-Hinh-16
 Một quyển sổ ghi tên những du khách đóng góp tiền công đức.
Ngoài ra, trong khuôn viên khu du lịch Tam Chúc có nhiều gian hàng đã được cho thuê để làm ki ốt. Ngay tại điện Tam Thế dành hẳn tầng hầm để làm khu ẩm thực cũng bắt đầu mang lại những khoản thu.
Có thể thấy, dù chưa xây dựng hoàn thiện nhưng chùa Tam Chúc đã bắt đầu mang lại những nguồn thu từ dịch vụ trông xe, xe điện đến việc khách đến chùa công đức, cho thuê các gian hàng...Vì vậy, khu du lịch tâm linh này ngay từ bây giờ đã được coi là “con gà đẻ trứng vàng” mang lại nguồn thu khổng lồ cho chủ đầu tư. Điều này cũng phần nào lý giải việc ông chủ Văn Trường không ngại dốc tiền đầu tư khu du lịch tâm linh siêu khủng này.
Nhóm Phóng viên

>> xem thêm

Bình luận(0)