1. Keangnam Hanoi Landmark 72
Hanoi Landmark 72 là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower do Tập đoàn Keangnam Enterprise thực hiện. Ảnh: Zing.Dự án được khởi công xây dựng năm 2007, chính thức vận hành năm 2011 với tổng vốn đầu tư lên đến 1,05 tỷ USD. Với chiều cao 350 m, tòa Landmark 72 thuộc dự án này phá kỷ lục chiều cao 262 m của Bitexco Financial Tower (TP HCM), trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam, thứ 17 thế giới khi khai trương. Ảnh: Zing. 2. Lotte Center Hanoi
Lotte Center Hanoi là dự án xây dựng tòa chọc trời cao thứ 2 Việt Nam trên đất Hà Nội với chiều cao 267m. Dự án do Tập đoàn Lotte làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2009, vận hành vào tháng 9/2014. Tổng vốn đầu tư xây dựng Lotte Center Hanoi là 500 triệu USD. Diện tích mặt bằng là 14.094 m2 với 5 tầng hầm, 65 tầng nổi gồm trung tâm thương mại, giải trí, khu văn phòng cho thuê và khách sạn. Ảnh: Zing.Tòa nhà được thiết kế dựa trên cảm hứng từ chiếc áo dài Việt Nam. Chia sẻ về công trình bất động sản triệu đô này, ông Lee Jong Kook, Tổng giám đốc Lotte Việt Nam từng tuyên bố: “Lotte Center Hanoi là một dự án mang tính biểu tượng của chúng tôi tại Việt Nam”. Ảnh: Zing.3. Bitexco Financial Tower
Dự án Bitexco Financial Tower (Tháp tài chính Bitexco) do Tập đoàn Bitexco thực hiện, khởi công năm 2005, đi vào vận hành ngày 31/10/2010. Ảnh: Bảo Trí/Photography.Với chiều cao 262 m, diện tích nền gần 6.100 m2, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, Bitexco là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 Việt Nam và lọt top 25 tòa nhà biểu tượng thế giới do CNN bình chọn. Ảnh: thuanthanhglass.com.vn.4. Tòa nhà Vietcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháp VietcomBank tại TP HCM cao 206 m là tòa nhà cao thứ 4 Việt Nam. Công trình được Bộ Xây dựng trao giải thưởng chất lượng cao. Trụ sở mới của Vietcombank rộng 55.000 m2 và sẽ nhìn ra sông Sài Gòn. Ảnh: designs.vn.Công trình Vietcombank Tower cao 35 tầng nổi, 4 tầng hầm với các khu tiện ích, khu phục vụ, khu bán lẻ, nhà hàng và bãi đậu xe được xây dựng trên khu đất 3.200 m2, tọa lạc gần Công trường Mê Linh, ngay cạnh bờ sông Sài Gòn, tiếp giáp quảng trường Mê Linh, đường Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Mạc Thị Bưởi và Phan Văn Đạt. Ảnh: designs.vn. 5. Saigon One Tower
Với chiều cao 195,3m, Saigon One Tower trở thành tòa nhà cao thứ 5 của Việt Nam và là tòa nhà cao thứ hai tại Sài Gòn sau Tòa nhà Bitexco Financial. Tòa nhà do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C (Sài Gòn M&C) làm chủ đầu tư, có tổng vốn lên tới 256 triệu USD. Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Ảnh: Zing.Tuy nhiên, sau khi xây dựng phần thô thì dự án đã dừng thi công, “trơ xương” từ cuối năm 2011 cho đến nay. Nguyên nhân là do thiếu vốn dẫn đến nhà thầu ngừng thi công. Theo thông tin trên Vietnamnet ngày 5/4/2016, dự án sử dụng chủ yếu vốn vay nên dù ngừng thi công vẫn phải nợ ngân hàng với chi phí lãi ước tính trên 1 tỉ đồng/ngày. Ảnh: Đinh Tuấn/Vietnamnet. 6. Diamond Flower Tower
Diamond Flower Tower là tổ hợp chung cư, văn phòng đẳng cấp về chất lượng và phong cách sống hiện đại với độ cao lên đỉnh mái là 176 m. Đây là tòa nhà cao thứ 3 ở Hà Nội và đứng thứ 6 Việt Nam. Ảnh: Giao thông.Dự án này có tổng diện tích đất xây dựng là 5.230,1 m2, với 3 tầng hầm, từ tầng 1 đến tầng 15 là khối dịch vụ, văn phòng, từ tầng 16 đến tầng 36 là khu nhà ở cao cấp. Ảnh: Internet.7. Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
Với chiều cao 166,9 m, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng có thiết kế giống như ngọn hải đăng và sở hữu công nghệ quản lý hiện đại hiện đang xếp vị trí số 7 Việt Nam. Ảnh: Internet.Tòa nhà khởi công từ tháng 11/2008 với tổng vốn đầu tư xây dựng sau nhiều lần điều chỉnh là 2.321 tỷ đồng từ tiền ngân sách, tiền khai thác quỹ đất và bán các trụ sở cũ. Sau nhiều lần gia hạn, công trình được đưa vào vận hành từng phần từ cuối tháng 7/2014 và đến ngày 8/9/2014 thì chính thức đi vào hoạt động, phục vụ người dân. Ảnh: Infornet. 8. Khách sạn Mường Thanh - Nha Trang
Khách sạn Mường Thanh - Nha Trang với chiều cao 166,1 m, xếp thứ 8 tại Việt Nam. Đây là khách sạn 5 sao có vị trí đẹp với hướng nhìn ra bờ biển. Khách sạn Mường Thanh Nha Trang là tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp được xây dựng trên diện tích 2.700 m2 với quy mô 27 tầng và 1 tầng hầm. Ảnh: Internet.Hệ thống khách sạn gồm 20 tầng với 225 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao, 7 tầng còn lại là khu căn hộ cao cấp. Khách sạn có hệ thống 2 phòng hội nghị sang trọng với trang thiết bị hiện đại có diện tích 250 m2, sức chứa tối đa 400 khách. Ảnh: Inetrnet. 9. Saigon Times Square
Saigon Times Square là tổ hợp bao gồm các quán bar, nhà hàng, văn phòng, nhà ở và khách sạn 5 sao gồm tòa tháp cao 39 tầng có khối bệ 6 tầng và 3 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng khoảng 90.000 m2. Với chiều cao 163,5m Saigon Times Square được cho là tòa nhà cao thứ 9 Việt Nam. Ảnh: designs.vn.Tòa nhà được thiết kế theo hình chữ L nhằm tối đa hóa cảnh quan mặt tiền phía Nam - hướng ra sông Sài Gòn lộng gió, vì thế tạo không gian bao quát toàn cảnh thành phố. 10. Khách sạn Novotel Đà Nẵng Premier Hàn River
Khách sạn Novotel Đà Nẵng Premier Hàn River có chiều cao 155,4 m. Toà nhà cao 37 tầng này được đánh giá như một trong những điểm nhấn của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: LeMedia.Khách sạn gồm 323 phòng Novotel thế hệ mới với 3 tầng thượng hạng, trang thiết hội nghị hiện đại, nhà hàng quốc tế “The Square”, quầy bar tại tiền sảnh và bên hồ bơi ngoài trời, trung tâm thể hình và Spa thương hiệu quốc tế In|Balance. Ảnh: bookkhachsan.com. 11. Dự án Tháp Dầu khí (PVN Tower)
Ngoài ra phải kể đến dự án “bom tấn” Khu trung tâm Thương mại, Tháp dầu khí và Công viên giải trí từng gây xôn xao dư luận hồi giữa năm 2010, khi Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương công bố thoả thuận hợp tác đầu tư xây dựng dự án toà nhà PVN Tower 102 tầng, cao 528 m - cao nhất Việt Nam và thứ 2 Châu Á, trị giá khoảng hơn 1,2 tỉ USD trên diện tích 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.Đến năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tuyên bố rút khỏi dự án. Sau đó, việc thực hiện dự án Tháp Dầu khí được chuyển giao cho PVC, với quy mô giảm xuống còn 79 tầng. Đến thời điểm hiện tại, dự án tiếp tục được điều chỉnh quy hoạch xuống chỉ còn 44 tầng thay vì 102 tầng như thiết kế ban đầu, số vốn đầu tư giảm xuống còn trên 600 triệu USD.
1. Keangnam Hanoi Landmark 72
Hanoi Landmark 72 là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower do Tập đoàn Keangnam Enterprise thực hiện. Ảnh: Zing.
Dự án được khởi công xây dựng năm 2007, chính thức vận hành năm 2011 với tổng vốn đầu tư lên đến 1,05 tỷ USD. Với chiều cao 350 m, tòa Landmark 72 thuộc dự án này phá kỷ lục chiều cao 262 m của Bitexco Financial Tower (TP HCM), trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam, thứ 17 thế giới khi khai trương. Ảnh: Zing.
2. Lotte Center Hanoi
Lotte Center Hanoi là dự án xây dựng tòa chọc trời cao thứ 2 Việt Nam trên đất Hà Nội với chiều cao 267m. Dự án do Tập đoàn Lotte làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 2009, vận hành vào tháng 9/2014. Tổng vốn đầu tư xây dựng Lotte Center Hanoi là 500 triệu USD. Diện tích mặt bằng là 14.094 m2 với 5 tầng hầm, 65 tầng nổi gồm trung tâm thương mại, giải trí, khu văn phòng cho thuê và khách sạn. Ảnh: Zing.
Tòa nhà được thiết kế dựa trên cảm hứng từ chiếc áo dài Việt Nam. Chia sẻ về công trình bất động sản triệu đô này, ông Lee Jong Kook, Tổng giám đốc Lotte Việt Nam từng tuyên bố: “Lotte Center Hanoi là một dự án mang tính biểu tượng của chúng tôi tại Việt Nam”. Ảnh: Zing.
3. Bitexco Financial Tower
Dự án Bitexco Financial Tower (Tháp tài chính Bitexco) do Tập đoàn Bitexco thực hiện, khởi công năm 2005, đi vào vận hành ngày 31/10/2010. Ảnh: Bảo Trí/Photography.
Với chiều cao 262 m, diện tích nền gần 6.100 m2, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD, Bitexco là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 Việt Nam và lọt top 25 tòa nhà biểu tượng thế giới do CNN bình chọn. Ảnh: thuanthanhglass.com.vn.
4. Tòa nhà Vietcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tháp VietcomBank tại TP HCM cao 206 m là tòa nhà cao thứ 4 Việt Nam. Công trình được Bộ Xây dựng trao giải thưởng chất lượng cao. Trụ sở mới của Vietcombank rộng 55.000 m2 và sẽ nhìn ra sông Sài Gòn. Ảnh: designs.vn.
Công trình Vietcombank Tower cao 35 tầng nổi, 4 tầng hầm với các khu tiện ích, khu phục vụ, khu bán lẻ, nhà hàng và bãi đậu xe được xây dựng trên khu đất 3.200 m2, tọa lạc gần Công trường Mê Linh, ngay cạnh bờ sông Sài Gòn, tiếp giáp quảng trường Mê Linh, đường Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng, Mạc Thị Bưởi và Phan Văn Đạt. Ảnh: designs.vn.
5. Saigon One Tower
Với chiều cao 195,3m, Saigon One Tower trở thành tòa nhà cao thứ 5 của Việt Nam và là tòa nhà cao thứ hai tại Sài Gòn sau Tòa nhà Bitexco Financial. Tòa nhà do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C (Sài Gòn M&C) làm chủ đầu tư, có tổng vốn lên tới 256 triệu USD. Dự án khởi công năm 2009, dự kiến hoàn thành trong năm 2011. Ảnh: Zing.
Tuy nhiên, sau khi xây dựng phần thô thì dự án đã dừng thi công, “trơ xương” từ cuối năm 2011 cho đến nay. Nguyên nhân là do thiếu vốn dẫn đến nhà thầu ngừng thi công. Theo thông tin trên Vietnamnet ngày 5/4/2016, dự án sử dụng chủ yếu vốn vay nên dù ngừng thi công vẫn phải nợ ngân hàng với chi phí lãi ước tính trên 1 tỉ đồng/ngày. Ảnh: Đinh Tuấn/Vietnamnet.
6. Diamond Flower Tower
Diamond Flower Tower là tổ hợp chung cư, văn phòng đẳng cấp về chất lượng và phong cách sống hiện đại với độ cao lên đỉnh mái là 176 m. Đây là tòa nhà cao thứ 3 ở Hà Nội và đứng thứ 6 Việt Nam. Ảnh: Giao thông.
Dự án này có tổng diện tích đất xây dựng là 5.230,1 m2, với 3 tầng hầm, từ tầng 1 đến tầng 15 là khối dịch vụ, văn phòng, từ tầng 16 đến tầng 36 là khu nhà ở cao cấp. Ảnh: Internet.
7. Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
Với chiều cao 166,9 m, Trung tâm Hành chính Đà Nẵng có thiết kế giống như ngọn hải đăng và sở hữu công nghệ quản lý hiện đại hiện đang xếp vị trí số 7 Việt Nam. Ảnh: Internet.
Tòa nhà khởi công từ tháng 11/2008 với tổng vốn đầu tư xây dựng sau nhiều lần điều chỉnh là 2.321 tỷ đồng từ tiền ngân sách, tiền khai thác quỹ đất và bán các trụ sở cũ. Sau nhiều lần gia hạn, công trình được đưa vào vận hành từng phần từ cuối tháng 7/2014 và đến ngày 8/9/2014 thì chính thức đi vào hoạt động, phục vụ người dân. Ảnh: Infornet.
8. Khách sạn Mường Thanh - Nha Trang
Khách sạn Mường Thanh - Nha Trang với chiều cao 166,1 m, xếp thứ 8 tại Việt Nam. Đây là khách sạn 5 sao có vị trí đẹp với hướng nhìn ra bờ biển. Khách sạn Mường Thanh Nha Trang là tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp được xây dựng trên diện tích 2.700 m2 với quy mô 27 tầng và 1 tầng hầm. Ảnh: Internet.
Hệ thống khách sạn gồm 20 tầng với 225 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 4 sao, 7 tầng còn lại là khu căn hộ cao cấp. Khách sạn có hệ thống 2 phòng hội nghị sang trọng với trang thiết bị hiện đại có diện tích 250 m2, sức chứa tối đa 400 khách. Ảnh: Inetrnet.
9. Saigon Times Square
Saigon Times Square là tổ hợp bao gồm các quán bar, nhà hàng, văn phòng, nhà ở và khách sạn 5 sao gồm tòa tháp cao 39 tầng có khối bệ 6 tầng và 3 tầng hầm với tổng diện tích xây dựng khoảng 90.000 m2. Với chiều cao 163,5m Saigon Times Square được cho là tòa nhà cao thứ 9 Việt Nam. Ảnh: designs.vn.
Tòa nhà được thiết kế theo hình chữ L nhằm tối đa hóa cảnh quan mặt tiền phía Nam - hướng ra sông Sài Gòn lộng gió, vì thế tạo không gian bao quát toàn cảnh thành phố.
10. Khách sạn Novotel Đà Nẵng Premier Hàn River
Khách sạn Novotel Đà Nẵng Premier Hàn River có chiều cao 155,4 m. Toà nhà cao 37 tầng này được đánh giá như một trong những điểm nhấn của thành phố Đà Nẵng. Ảnh: LeMedia.
Khách sạn gồm 323 phòng Novotel thế hệ mới với 3 tầng thượng hạng, trang thiết hội nghị hiện đại, nhà hàng quốc tế “The Square”, quầy bar tại tiền sảnh và bên hồ bơi ngoài trời, trung tâm thể hình và Spa thương hiệu quốc tế In|Balance. Ảnh: bookkhachsan.com.
11. Dự án Tháp Dầu khí (PVN Tower)
Ngoài ra phải kể đến dự án “bom tấn” Khu trung tâm Thương mại, Tháp dầu khí và Công viên giải trí từng gây xôn xao dư luận hồi giữa năm 2010, khi Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty CP Tập đoàn Đại Dương công bố thoả thuận hợp tác đầu tư xây dựng dự án toà nhà PVN Tower 102 tầng, cao 528 m - cao nhất Việt Nam và thứ 2 Châu Á, trị giá khoảng hơn 1,2 tỉ USD trên diện tích 25 ha tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.
Đến năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tuyên bố rút khỏi dự án. Sau đó, việc thực hiện dự án Tháp Dầu khí được chuyển giao cho PVC, với quy mô giảm xuống còn 79 tầng. Đến thời điểm hiện tại, dự án tiếp tục được điều chỉnh quy hoạch xuống chỉ còn 44 tầng thay vì 102 tầng như thiết kế ban đầu, số vốn đầu tư giảm xuống còn trên 600 triệu USD.