Loét dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, trong đó vi khuẩn H.pylori đóng vài trò chủ yếu, gặp ở 70% số bệnh nhân.
- Hỏi: Bố tôi bị viêm loét dạ dày sau biến chuyển thành ung thư. Hiện tại, tôi cũng bị viêm loét dạ dày nên rất lo sợ không biết con mình có bị không?
Vũ Thế Kiên (Đống Đa, Hà Nội).
|
Ảnh minh họa. |
BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 trả lời: Loét dạ dày là tổn thương cấp hay mạn, tạo nên lỗ khuyết ở niêm mạc. Loét dạ dày có rất nhiều nguyên nhân, trong đó vi khuẩn H.pylori đóng vài trò chủ yếu, gặp ở 70% số bệnh nhân.
Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công axit và pepsin (dịch vị dạ dày) và yếu tố bảo vệ (mucoprotein), quá trình ăn uống sinh hoạt bừa bãi, do căng thẳng thần kinh, hút thuốc lá và uống thuốc aspirin, các thuốc kháng viêm không steriod.
Người ta nhận thấy rằng, người bệnh loét dạ dày tá tràng có tiền sử gia đình chiếm 60% ở những người liên quan ruột thịt. Trong niêm mạc dạ dày của những bệnh nhân này có số lượng tế bào thành nhiều gấp 1,5 - 2 lần so với người bình thường và nhóm máu của họ thường là nhóm máu 0 (cao hơn nhóm máu khác 1,4 lần).
Phạm Hằng (ghi)
[links()]