Với trẻ đang trong thời kỳ uống sữa, nguyên nhân thường gặp là các mẹ cho con uống loại sữa không phù hợp (một số loại sữa năng lượng cao có thể gây táo bón cho bé) hoặc mẹ bé pha sữa quá đặc cũng làm cản trở quá trình tiêu hóa của bé. Để khắc phục điều này, các mẹ nên đổi loại sữa dễ tiêu hơn, pha sữa loãng hơn và cho trẻ uống thêm các loại nước quả (đặc biệt là nước cam ép, bưởi ép). Các nghiên cứu đều chỉ ra sữa mẹ hoàn toàn không gây táo bón nên các bà mẹ có thể yên tâm cho con bú mẹ mà không sợ con bị “nóng”. Bé không có một lịch đi đại tiện cố định: Với trẻ em, nhiều khi các bé ham chơi mà quên đi cầu, dẫn tới việc phân bị lưu trữ ở đại tràng và nước bị hấp thu lại gây cứng phân, táo bón. Một số nguyên nhân nữa là bé sợ ngồi bô (nhất là khi trời lạnh), bé bị táo bón một lần gây sợ đi đại tiện. Để khắc phục điều này, mẹ cần “lên lịch” cho bé đại tiện hàng ngày, vào một giờ cố định để tạo thói quen cho bé. Ví dụ: Cho bé đi đại tiện vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy. Điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa (hấp thu - đào thải) của bé được nhịp nhàng, ổn định, giảm nguy cơ táo bón đi rất nhiều. Bé bị các bệnh về đường tiêu hóa: Do bé bị ốm, dùng thuốc kháng sinh gây chết các lợi khuẩn, làm xáo trộn bộ máy tiêu hóa hoặc bé ăn các đồ ăn dễ gây táo bón như thức ăn có vị chát, thực ăn quá nhiều đạm, chất béo… Với những trường hợp này, bạn có thể cho bé ăn sữa chua hoặc uống men tiêu hóa để tăng lợi khuẩn đường ruột cho bé, giúp bé dễ tiêu. Ngoài ra, ăn rau chưa đúng cách có thể làm cho các bé vẫn bị táo bón như thường. Mẹ không nên xay nhuyễn rau quả rồi lọc lấy nước sẽ làm giảm đi chất xơ - có thể giúp tránh táo bón ở trẻ, làm giảm hoạt động của nhu động ruột mà nên cho cháu ăn cả. Khi xay nhuyễn thức ăn bằng máy xay sinh tố, thức ăn sẽ bị loãng so với bình thường vì có trộn lẫn nước. Do đó, nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn cũng giảm, không có lợi cho sự phát triển của bé.
Với trẻ đang trong thời kỳ uống sữa, nguyên nhân thường gặp là các mẹ cho con uống loại sữa không phù hợp (một số loại sữa năng lượng cao có thể gây táo bón cho bé) hoặc mẹ bé pha sữa quá đặc cũng làm cản trở quá trình tiêu hóa của bé.
Để khắc phục điều này, các mẹ nên đổi loại sữa dễ tiêu hơn, pha sữa loãng hơn và cho trẻ uống thêm các loại nước quả (đặc biệt là nước cam ép, bưởi ép). Các nghiên cứu đều chỉ ra sữa mẹ hoàn toàn không gây táo bón nên các bà mẹ có thể yên tâm cho con bú mẹ mà không sợ con bị “nóng”.
Bé không có một lịch đi đại tiện cố định: Với trẻ em, nhiều khi các bé ham chơi mà quên đi cầu, dẫn tới việc phân bị lưu trữ ở đại tràng và nước bị hấp thu lại gây cứng phân, táo bón. Một số nguyên nhân nữa là bé sợ ngồi bô (nhất là khi trời lạnh), bé bị táo bón một lần gây sợ đi đại tiện.
Để khắc phục điều này, mẹ cần “lên lịch” cho bé đại tiện hàng ngày, vào một giờ cố định để tạo thói quen cho bé. Ví dụ: Cho bé đi đại tiện vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy. Điều này sẽ giúp quá trình tiêu hóa (hấp thu - đào thải) của bé được nhịp nhàng, ổn định, giảm nguy cơ táo bón đi rất nhiều.
Bé bị các bệnh về đường tiêu hóa: Do bé bị ốm, dùng thuốc kháng sinh gây chết các lợi khuẩn, làm xáo trộn bộ máy tiêu hóa hoặc bé ăn các đồ ăn dễ gây táo bón như thức ăn có vị chát, thực ăn quá nhiều đạm, chất béo…
Với những trường hợp này, bạn có thể cho bé ăn sữa chua hoặc uống men tiêu hóa để tăng lợi khuẩn đường ruột cho bé, giúp bé dễ tiêu.
Ngoài ra, ăn rau chưa đúng cách có thể làm cho các bé vẫn bị táo bón như thường. Mẹ không nên xay nhuyễn rau quả rồi lọc lấy nước sẽ làm giảm đi chất xơ - có thể giúp tránh táo bón ở trẻ, làm giảm hoạt động của nhu động ruột mà nên cho cháu ăn cả.
Khi xay nhuyễn thức ăn bằng máy xay sinh tố, thức ăn sẽ bị loãng so với bình thường vì có trộn lẫn nước. Do đó, nồng độ dinh dưỡng trong thức ăn cũng giảm, không có lợi cho sự phát triển của bé.