Yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền tác động đến các yếu tố nội tiết tố, chuyển hóa cơ bản, khẩu vị. Chúng giúp duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực muốn tăng cân hay giảm cân.Mẹ kết hợp thực phẩm sai nguyên tắc. Thói quen xấu nhất mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều bà mẹ là cho trẻ vừa uống nước có ga lại vừa ăn cơm. Bản thân nước có ga sẽ làm cho trẻ uống vào cảm thấy no không muốn ăn cơm hay lười ăn cơm. Uống nước ngọt trong bữa ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày rất nguy hiểm. Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn bữa phụ. Thực ra, đây là một việc làm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều là hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa rất dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài và khả năng hấp thụ sữa trong cơ thể bé. Con ăn nhiều nhưng thiếu chất béo: Lượng chất béo được khuyên dùng cho mỗi bữa ăn chính của trẻ là 8-10g (tương đương với 2 muỗng canh nhỏ hoặc 3 muỗng cafe cán dài). Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu chặc bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé. Bé bị nhiễm giun sán: Hầu hết các bé trên 1 tuổi, do sở thích khám phá cuộc sống nên đều dễ bị nhiễm giun sán từ đồ chơi, đồ vật, thức ăn… Các ký sinh trùng đường ruột này đã ăn một lượng thức ăn khá lớn của bé. Bé nhiều giun sán không những chậm lớn mà bé còn biếng ăn, quấy khóc. Hệ tiêu hóa thiếu sự cân bằng: Hệ vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt do dùng kháng sinh hoặc đường ruột bị nhiễm bệnh; lượng enzymes do cơ thể tiết ra không đủ để tiêu hóa hết toàn bộ lượng thức ăn bé ăn vào, chất dinh dưỡng không được hấp thu vào máu để nuôi cơ thể nên cho dù bé có ăn bao nhiêu cũng không lớn được. Tình trạng này được gọi là kém hấp thu. Cai sữa cho con sau 2 tuổi. Sau 2 tuổi mẹ nên cai sữa cho con để con chịu ăn hơn. Lúc này, mẹ có thể bổ sung canxi và đạm bằng thức ăn khác như sữa chua, fromage (phô mai)…Thiếu ngủ. Bé lớn lên trong giấc ngủ. Ngủ giúp bé tăng chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Nếu bé ít ngủ, ngủ không ngon thì bé sẽ tăng nguy cơ bị còi, thấp, nhẹ cân.
Yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền tác động đến các yếu tố nội tiết tố, chuyển hóa cơ bản, khẩu vị. Chúng giúp duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực muốn tăng cân hay giảm cân.
Mẹ kết hợp thực phẩm sai nguyên tắc. Thói quen xấu nhất mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều bà mẹ là cho trẻ vừa uống nước có ga lại vừa ăn cơm. Bản thân nước có ga sẽ làm cho trẻ uống vào cảm thấy no không muốn ăn cơm hay lười ăn cơm. Uống nước ngọt trong bữa ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày rất nguy hiểm.
Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn bữa phụ. Thực ra, đây là một việc làm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều là hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa rất dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài và khả năng hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Con ăn nhiều nhưng thiếu chất béo: Lượng chất béo được khuyên dùng cho mỗi bữa ăn chính của trẻ là 8-10g (tương đương với 2 muỗng canh nhỏ hoặc 3 muỗng cafe cán dài). Bé ăn nhiều nhưng chủ yếu là thức ăn vặt hoặc trái cây, thiếu chất béo hoặc tinh bột trong bữa ăn của trẻ cũng khiến con chậm tăng cân. Rau, củ, quả dùng để nấu chặc bột cho bé sẽ cung cấp ít năng lượng hơn dùng gạo nấu cho bé.
Bé bị nhiễm giun sán: Hầu hết các bé trên 1 tuổi, do sở thích khám phá cuộc sống nên đều dễ bị nhiễm giun sán từ đồ chơi, đồ vật, thức ăn… Các ký sinh trùng đường ruột này đã ăn một lượng thức ăn khá lớn của bé. Bé nhiều giun sán không những chậm lớn mà bé còn biếng ăn, quấy khóc.
Hệ tiêu hóa thiếu sự cân bằng: Hệ vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt do dùng kháng sinh hoặc đường ruột bị nhiễm bệnh; lượng enzymes do cơ thể tiết ra không đủ để tiêu hóa hết toàn bộ lượng thức ăn bé ăn vào, chất dinh dưỡng không được hấp thu vào máu để nuôi cơ thể nên cho dù bé có ăn bao nhiêu cũng không lớn được. Tình trạng này được gọi là kém hấp thu.
Cai sữa cho con sau 2 tuổi. Sau 2 tuổi mẹ nên cai sữa cho con để con chịu ăn hơn. Lúc này, mẹ có thể bổ sung canxi và đạm bằng thức ăn khác như sữa chua, fromage (phô mai)…
Thiếu ngủ. Bé lớn lên trong giấc ngủ. Ngủ giúp bé tăng chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Nếu bé ít ngủ, ngủ không ngon thì bé sẽ tăng nguy cơ bị còi, thấp, nhẹ cân.